Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hùng Cường
Tên đề tài luận án: Đánh giá môi trường đất, nước và chỉ số phát triển chè an toàn (PTSI) phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên

1.     Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

2.     Giới tính: Nam

3.     Ngày sinh: 11/8/1976

4.     Nơi sinh: Xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

5.     Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3844/QĐ-ĐT, ngày  21 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6.     Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 806/TNMT, ngày 06/08/2012 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường về việc giao đề tài và người hướng dẫn NCS năm 2011.

- Quyết định số 02.08/QĐ-KHCN&ĐT/TNMT ngày 19/2/1013 của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường về việc thay đổi người hướng dẫn của NCS năm 2011.

- Điều chỉnh tên đề tài theo Quyết nghị của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở luận án tiến sĩ ngày 13/9/2014 cho phù hợp với kết quả nghiên cứu của luận án. Tên luận án cũ là Đánh giá môi trường đất và nước phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên điều chỉnh thành Đánh giá môi trường đất, nước và Chỉ số phát triển chè an toàn (PTSI) phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên”.

7.     Tên đề tài luận án: Đánh giá môi trường đất, nước và chỉ số phát triển chè an toàn (PTSI) phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên

8.     Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững    

9.     Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

10.  Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thái Bạt; TS. Nguyễn Võ Linh. 

11.  Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Góp phần bổ sung cơ sở khoa học ứng dụng phương pháp đánh giá đất của FAO có tích hợp yếu tố sản xuất an toàn (môi trường đất, nước).

- Xây dựng được Bộ chỉ số an toàn cấp tỉnh (PTSI) theo dõi, đánh giá sản phẩm chè Thái Nguyên.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Phân tích tương quan giữa một số đặc điểm loại đất trồng chè chính là đất Fk, đất Fs, đất Fp và năng suất chè bằng phần mềm PASS 2011, đã xác định được đóng góp của tổng các chỉ tiêu pHKCL, OM, N tổng số, P205 dễ tiêu, K20 dễ tiêu, CEC, Al di động tác động đến năng suất chè. Góp phần đề xuất sử dụng phân bón hợp lý đối với từng loại đất, đánh giá thích hợp đất đai cho cây chè có lồng ghép một số yếu tố về chất lượng môi trường đất trồng, nước tưới chè, phân vùng sinh thái nông nghiệp (trong đó có cây chè) làm cơ sở đề xuất quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn, bền vững ở tỉnh Thái Nguyên.

- Xây dựng được Bộ chỉ số an toàn cấp tỉnh (PTSI) cho các cấp quản lý Nhà nước theo dõi, đánh giá sản phẩm chè an toàn.

13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Bộ chỉ số chè an toàn (PTSI) để phục vụ sản xuất chè theo VietGAP.

- Tiếp tục ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật như: giống chè, các biện pháp thâm canh hợp lý, các thị trường chè mới (EU, Mĩ, Nhật)... để góp phần thúc đẩy sản xuất chè, chè an toàn.

14.  Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Nguyễn Hùng Cường, Lê Thái Bạt, Bùi Sĩ Nam, Nguyễn Ngọc Tân (2013), “Tiếp cận kinh tế xanh trong phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng xanh trong quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 “Hội thảo khoa học quốc gia Tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng xanh, Tuyển tập Báo cáo khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 391 - 405.

2.   Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Võ Kiên, Lê Thái Bạt (2013), “Phân vùng sinh thái nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển chè an toàn bền vững đến năm 2020 “Khoa học Đất, Hội khoa học Đất Việt Nam (42), tr. 104 - 112.

3.   Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Võ Linh, (2013), “Đánh giá chỉ số an toàn của chè tại các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ và Lâm Đồng phục vụ cho quy hoạch sản xuất chè an toàn bền vững“, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ (13), tr. 50 - 54.

4.   Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Võ Linh, Nguyễn Võ Kiên (2012), “Đánh giá môi trường đất và nước phục vụ quy hoạch sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên“, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (15), tr. 37 - 41.

5.   Nguyễn Hùng Cường, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Võ Linh, Nguyễn Võ Kiên (2012), “Đặc điểm tài nguyên đất phát triển sản xuất chè an toàn ở Thái Nguyên“, Khoa học Đất, Hội khoa học Đất Việt Nam (40), tr. 5 - 11.

6.   Nguyễn Võ Linh, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Bảo Châm, Nguyễn Văn Hưng, Hà Văn Định, Vũ Công Định, Nguyễn Xuân Đại (2011), “Nghiên cứu khả năng sản xuất của 06 xã vùng chè đặc sản Tân Cương và hướng phát triển chè an toàn của thành phố Thái Nguyên“, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (5), tr. 42 - 47.

>>>>>Xem thông tin LATS bảntiếng Anh.

 Ngọc Linh - VNU - CRESS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :