Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trương Thị Bích Hạnh
Tên đề tài luận án: Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trương Thị Bích Hạnh      

2. Giới tính: Nữ  

3. Ngày sinh: 08/9/1982                                                

4. Nơi sinh: Hải Phòng

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/QĐ-SĐH ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Sự vận động tư tưởng trong các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại

9. Mã số: 62.22.54.05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Xanh, GS.TS Phạm Hồng Tung

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tư liệu sơ cấp và thứ cấp về các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại; khai thác những tư liệu mới, đặc biệt là tư liệu truyền đơn.

- Cách tiếp cận mới: kết hợp các lý thuyết của khoa học chính trị trong nghiên cứu lịch sử các chính đảng ở Việt Nam.

- Đưa ra định nghĩa chính đảng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam thời kỳ cận đại.

- Tái hiện quá trình hình thành các đảng phái chính trị ở Việt Nam thời kỳ cận đại.

- Làm sáng tỏ những nét lớn trong quá trình vận động tư tưởng của các chính đảng ở Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1919) đến trước năm 1930 và từ năm 1930 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

- Làm sáng tỏ bản chất chính trị của từng chính đảng. Đây chính là chìa khóa đề giải mã được những thành công cũng như thất bại; định vị được vị trí, vai trò của từng tổ chức trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Từ đó, luận án góp phần nhận thức đầy đủ hơn lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại trên phương diện tư tưởng chính trị.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy liên quan đến lịch sử cận đại Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Các đảng phái chính trị Việt Nam (1945-1975)

- Các đảng phái trong hệ thống chính trị Việt Nam thời kỳ cận đại và hiện đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan luận án:

Trương Thị Bích Hạnh (2011), “Tìm hiểu thêm về Nguyễn Ái Quốc với Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức”, Tạp chí Lịch sử Đảng (252), tr. 16-18.

Trương Thị Bích Hạnh (2012), “Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức chính trị trên hành trình tìm đường cứu nước”, Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 87-99.

Trương Thị Bích Hạnh (2014), “Quá trình hoàn thiện tư duy của Đảng về con đường giải phóng dân tộc (1930-1945)”, Tạp chí Giáo dục Lý luận (215), tr. 62-64, 68.

Trương Thị Bích Hạnh (2014), “Góp bàn về Đảng Cộng sản Đông Dương với các đảng phái chính trị trong cuộc vận động vì dân sinh, dân chủ (1936-1939)”, Tạp chí Lịch sử Đảng (287), tr. 45-50.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan