Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Minh Quân
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật theo các hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Phú Quốc.

1. Họ và tên NCS: ĐẶNG MINH QUÂN   

2.Giới tính:  Nam

3. Ngày sinh: 25/10/1973                                               

4. Nơi sinh: Huế

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu tính đa dạng thực vật theo các hệ sinh thái rừng của Vườn quốc gia Phú Quốc.

8. Chuyên ngành:  Sinh thái học                        

9. Mã số:  62 42 60 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn, PGS.TS Lê Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Lần đầu tiên tổng hợp được 5 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh hệ sinh thái (HST) rừng ở VQG Phú Quốc (địa lý – địa hình, khí hậu – thủy văn, địa chất – thổ nhưỡng, khu hệ thực vật và hoạt động của con người). Từ đó xác định được VQG Phú Quốc có 3 HST rừng (HST rừng ngập mặn, HST rừng úng phèn và HST rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới).

- Lần đầu tiên đánh giá đầy đủ và có hệ thống về đa dạng thực vật bậc cao có mạch của cả VQG Phú Quốc và của mỗi HST rừng về thành phần loài, dạng sống, yếu tố địa lý thực vật, giá trị sử dụng và các loài quý hiếm.

- Lần đầu tiên xây dựng được bản đồ phân bố các HST rừng ở VQG Phú Quốc với tỉ lệ 1/145.000.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Kết quả của luận án cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các nhà quản lý xây dựng được chiến lược và kế hoạch bảo tồn các HST rừng và hệ thực vật rừng cho VQG Phú Quốc, nhất là việc bảo tồn các loài thực vật có giá trị và quý hiếm, khu rừng nguyên sinh ở VQG Phú Quốc.

- Xác định được các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật, từ đó xây dựng các giải pháp bảo tồn nhằm hạn chế tối đa sự suy giảm này.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu bảo tồn nguồn tài nguyên cây có ích ở VQG Phú Quốc.

- Nghiên cứu tác động của thực vật ngoại lai đến sự đa dạng thực vật ở VQG Phú Quốc.

- Nghiên cứu bảo tồn khu rừng nguyên sinh ở VQG Phú Quốc trước những tác động của du lịch sinh thái.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1].            Đặng Minh Quân, Phùng Thị Hằng, Phạm Văn Thắng, Nguyễn Nghĩa Thìn (2011), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong hệ sinh thái rừng úng phèn ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, Báo cáo khoa học – Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất Hệ thống bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, 4/2011, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, trang 119 – 126.

[2].            Đặng Minh Quân, Nguyễn Nghĩa Thìn và Phạm Thị Bích Thủy (2011), Thành phần loài và đặc điểm của thảm thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của vườn quốc gia Phú Quốc, Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, số 20a – 2011, trang 239 – 249.

[3].            Đặng Minh Quân, Nguyễn Minh Chuộng, Phan Hoàng Giẻo, Nguyễn Nghĩa Thìn (2012), Tính đa dạng thực vật ở núi Hàm Rồng của vườn quốc gia Phú Quốc, Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, số 21a – 2012, trang 92 – 104.

[4].            Đặng Minh Quân, Phạm Thị Bích Thủy và Nguyễn Nghĩa Thìn (2014), Thành phần loài và cấu trúc quần xã thực vật trong kiểu rừng nguyên sinh ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, Tạp chí Khoa họcTrường Đại học Cần Thơ, số 30b (2014), trang 81 - 87.

>>>>> Xem thông tin bằng tiếng Anh.

 Cao Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   |