Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Tuyến
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Tuyến                 

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     15/8/1982                                                         

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 2934/QĐ-KHTN ngày 7/9/2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Bổ sung cán bộ hướng dẫn theo Quyết định số 1246/QĐ – ĐHKHTN; Đổi tên đề tài theo Quyết định số 5554/QĐ-ĐHKHTN của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

8. Chuyên ngành: Địa lý tự nhiên                                               

9. Mã số: 62 44 02 17

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:     Hướng dẫn chính: GS.TS Nguyễn Cao Huần     

                                                            Hướng dẫn phụ: PGS.TS Nguyễn An Thịnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Làm rõ được tính đặc thù trong cấu trúc và phân hóa cảnh quan huyện miền núi Quỳ Châu (tỉ lệ 1: 50.000) và khu vực nghiên cứu điểm (cụm xã Châu Hạnh - thị trấn Tân Lạc, tỉ lệ 1:10.000), mức độ biến đổi nhân sinh và diễn thế cảnh quan dựa theo tiếp cận sinh thái cảnh quan và tiếp cận nhân sinh, tạo cơ sở khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp.

- Xác định được các không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp và một số mô hình hệ KTST tiêu biểu cho các TVCQ và khu vực nghiên cứu điểm dựa trên tích hợp các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, phân tích hiện trạng sử dụng lãnh thổ và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Các kết quả nghiên cứu diễn thế cảnh quan, đánh giá cảnh quan có thể vận dụng vào thực tiễn sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên huyện miền núi Quỳ Châu.

- Các không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp đề xuất là tư liệu khoa học cho quy hoạch phát triển kinh tế địa phương.

- Các mô hình hệ KTST tiêu biểu cho các TVCQ và khu vực nghiên cứu điểm dựa trên tích hợp các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, phân tích hiện trạng sử dụng lãnh thổ và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương có thể triển khai trong thực tiễn.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về lí luận và ứng dụng cảnh quan miền núi trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nghiên cứu chi tiết hơn, phát triển thêm về lí luận mô hình hệ KTST các quy mô (hộ gia đình, trang trại, thôn bản, cụm xã).

- Nghiên cứu diễn thế cảnh quan toàn diện hơn (cả diễn thế tự nhiên và nhân sinh), vận dụng vào thực tiễn sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Cao Huần, Trần Thị Tuyến, Lương Thị Thành Vinh (2014), “Cảnh quan huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Kỉ yếu Hội nghị Địa lý Toàn quốc lần thứ 8, 2014.

[2] Đậu Khắc Tài, Trần Thị Tuyến, Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), “Đánh giá xói mòn phục vụ phân cấp phòng hộ đầu nguồn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Kỉ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 8, 10/2014.

[3] Trần Thị Tuyến (2011), “Đánh giá thích nghi sinh thái cây hương bài ở  huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Kỉ yếu hội nghị khoa học Nghiên cứu và Đào tạo giáo viên Địa lý, Trường ĐHSPHN, tháng 9/2011.

[4]. Trần Thị Tuyến (2011), “Vận dụng phương pháp chi phí - lợi ích trong đánh giá hiệu quả kinh tế cây hương bài ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh số 2A, 2011.

[5] Trần Thị Tuyến (2012), "Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ thích nghi của cây keo lai đối với đất đai huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An". Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh số 1A, 2012.

[6] Trần Thị Tuyến, Đậu Khắc Tài (2012), “Tìm hiểu tri thức bản địa của dân tộc Thái trong canh tác nông nghiệp ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”. Kỉ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 6, 9/2012.

[7]. Trần Thị Tuyến (2012), “Đánh giá trượt lở đất huyện Quỳ Châu bằng mô hình SINMAP”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh số 1A, 2012.

[8]. Trần Thị Tuyến (2012), “Vai trò của cảnh quan học trong phát triển kinh tế”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, 2012.

[9]. Trần Thị Tuyến, Đậu Khắc Tài (2013), “Định hướng không gian xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái trên các tiểu vùng cảnh quan huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”, Kỉ yếu Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ 7, 10/2013.

[10]. Trần Thị Tuyến, Lương Thị Thành Vinh, Nguyễn Thị Thùy Linh (2014), “Đánh giá xói mòn đất huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An bằng mô hình RUSLE và công nghệ GIS”. Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, số 3B, 2014.

[11] Trần Thị Tuyến, Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh (2015), “Diễn thế cảnh quan huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, số …. 9/2015.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

                                                                                                 

 Vũ Quang - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   |