Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Tuyết Mai
Tên đề tài luận án: Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm của các chính thể ở Việt Nam thời trung đại (Khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG THỊ TUYẾT MAI  

2. Giới tính: Nữ

3.  Ngày sinh: 12/08/1979                                                        

4. Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH  ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định gia hạn số 3203/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2114 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

7. Tên đề tài luận án: Phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học Nôm của các chính thể ở Việt Nam thời trung đại (Khảo sát qua thư tịch lịch sử và sáng tác văn chương)

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                                          

9. Mã số: 62 22 34 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Vương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án hệ thống hóa những tư liệu thành văn chủ yếu có liên quan đến phương thức ứng xử của các chính thể thời trung đại đối với chữ Nôm và đời sống văn học Nôm.

- Luận án phân tích những biểu hiện cụ thể được coi là “phương thức ứng xử” của các chính thể thời trung đại với chữ Nôm và đời sống văn học Nôm qua những tư liệu thành văn.

- Luận án góp phần cho việc đổi mới nhận thức về văn học chữ Nôm khi lí giải “phương thức ứng xử” của các chính thể thời trung đại với chữ Nôm và đời sống văn học Nôm trong môi trường văn hóa trung đại.

- Luận án góp phần cho một sự nhìn nhận tiến trình văn học trung đại Việt Nam một cách khách quan hơn, bước đầu hướng tới cách khắc phục những nhận định có tính thiên kiến về phương thức ứng xử với chữ Nôm và văn học chữ Nôm của các chính thể khi cho rằng chữ Nôm, văn học Nôm luôn bị các chính thể miệt thị; lí giải những nhân tố nội tại và lịch cho sự hình thành của phương thức ứng xử đối với chữ Nôm và văn học Nôm.

- Luận án góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và giảng dạy văn học Nôm nói riêng và văn học quốc âm nói chung.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên sau đại học và những người quan tâm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu văn học Nôm thời trung đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

 -  Hoàng Thị Tuyết Mai (2010), “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX qua thơ Nôm Hồ Xuân Hương”, Tạp chí KH&CN, Đại học Thái Nguyên (11), tr.44 - 49.

-  Hoàng Thị Tuyết Mai (2011), “Phương thức ứng xử với ngôn ngữ và văn hóa thời Lý - Trần”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (325), tr. 20 -24.

-  Hoàng Thị Tuyết Mai (2013), “Biền văn Nôm (qua Thập giới cô hồn quốc ngữ văn) – một di sản văn hóa phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa (4), tr. 87 - 91.

- Hoàng Thị Tuyết Mai (2013), “Thi pháp hoàng gia của văn học Nôm thời Hồng Đức”, Tạp chí văn hóa Nghệ An (255), tr. 26 – 30.

- Hoàng Thị Tuyết Mai (2013), “Phương thức ứng xử với ngôn ngữ dân tộc của Trần Nhân Tông”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên T.112 (12/1), tr. 99 - 104.

- Hoàng Thị Tuyết Mai (2014), “Thơ Nôm kỳ thụy của các chúa Trịnh – khúc xạ từ quan điểm quan phương về tai dị và việc lành”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (3), tr. 101-109.

- Hoàng Thị Tuyết Mai (2014), “Diễn ca lịch sử trong mối quan hệ với chính thể hành chính thời trung đại, Kỉ yếu tại Hội nghị Khoa học của cán bộ trẻ, học viên cao học và nghiên cứu sinh năm 2014, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 64.

- Hoàng Thị Tuyết Mai (2014), Nghiên cứu văn học Nôm từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XV từ  góc độ thể loại, Đề tài cấp Đại học (Mã số: ĐH2012-TN07-04), Đại học Thái Nguyên.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.      

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   |