Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Thanh Nhàn
Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của điện tử giam cầm và phonon giam cầm lên một số tính chất quang trong các hệ bán dẫn thấp chiều

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Thanh Nhàn 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     01/07/1980                                          

4. Nơi sinh:  Phú Xuyên, Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 1691/QĐ-SĐH ngày 07/05/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: nh hưởng của điện tử giam cầm và phonon giam cầm lên một số tính chất quang trong các hệ bán dẫn thấp chiều

8. Chuyên ngành: Vật lý Lý thuyết và Vật lý Toán                       

9. Mã số:  62440103

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Quang Báu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thiết lập được các phương trình động lượng tử cho điện tử trong các hệ thấp chiều khi có mặt hai sóng điện từ (gồm có bức xạ laser và một sóng điện từ yếu).

- Tìm được các biểu thức giải tích lượng tử của hệ số hấp thụ sóng điện từ yếu bởi điện tử giam cầm trong các hệ đó khi có mặt bức xạ laser với hai cơ chế tán xạ điện tử - phonon quang và tán xạ điện tử - phonon âm, đối với hai trường hợp phonon không bị giam cầm và phonon bị giam cầm. Với trường hợp phonon không bị giam cầm, bức xạ laser được xét với cả hai trường hợp biến điệu và không biến điệu biên độ.

- Bằng các kết quả giải tích và vẽ đồ thị, đã chỉ ra rằng khi có mặt bức xạ laser, với các điều kiện thích hợp của trường ngoài và hệ bán dẫn, hệ số hấp thụ sóng điện từ yếu sẽ có giá trị âm, tức là sóng điện từ yếu được gia tăng. Điều này là hoàn toàn khác biệt so với bài toán tương tự trong bán dẫn khối và khác so với trường hợp không có mặt bức xạ laser.

- Đã chỉ ra rằng biểu thức của hệ số hấp thụ sóng điện từ yếu trong các hệ thấp chiều khi có kể đến ảnh hưởng của sự giam cầm phonon với cơ chế tán xạ điện tử - phonon quang xuất hiện thêm một chỉ số lượng tử đặc trưng cho sự giam cầm phonon đối với hệ hai chiều, xuất hiện thêm hai chỉ số lượng tử đối với hệ một chiều.

- Kết quả tính số cho thấy sự giam cầm phonon trong các hệ bán dẫn thấp chiều dẫn tới hệ số hấp thụ sóng điện từ yếu khi có mặt bức xạ laser có thể thay đổi cả định lượng lẫn định tính, hoặc chỉ thay đổi định lượng.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Hiệu ứng gia tăng sóng điện từ yếu khi có mặt bức xạ laser là một hiệu ứng đặc trưng quan trọng mà chỉ hệ thấp chiều mới có. Vì vậy, chúng ta có thể sử dụng hiệu ứng này như là một trong những tiêu chí cho công nghệ chế tạo hệ thấp chiều.

- Việc nghiên cứu ảnh hưởng của bức xạ laser biến điệu biên độ lên sự hấp thụ sóng điện từ yếu có một ý nghĩa quan trọng trong ứng dụng vào việc điều khiển các quá trình vật lý từ xa cũng như các thiết bị điện tử. Đặc biệt, nó có thể được ứng dụng trong việc truyền thông tin đi xa bằng cáp quang.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu các hiệu ứng động trong các hệ thấp chiều, có sự ảnh hưởng của sóng điện từ mạnh (bức xạ laser).

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyen Thi Thanh Nhan, Le Thi Luyen, Nguyen Quang Bau, Nguyen Vu Nhan (2011), “Influence of laser radiation on the absorption of a weak electromagnetic wave by confined electrons in doped superlattices”, Proc. Natl. Conf. Theor. Phys. 36, pp. 125-130.

 [2] Nguyen Vu Nhan, Nguyen Thi Thanh Nhan, Nguyen Van Nghia, Sa Thi Lan Anh, and Nguyen Quang Bau (2012), “Ability to Increase a Weak Electromagnetic Wave by Confined Electrons in Quantum Wells in the Presence of Laser Radiation”, PIERS Proceedings, Kuala Lumpur, MALAYSIA, pp. 1054-1059.

[3] Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Vũ Nhân, Lê Đình (2012), “Hấp thụ sóng điện từ yếu cao tần bởi điện tử giam cầm trong siêu mạng hợp phần khi có mặt bức xạ laser ngoài”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân sự 20, pp. 61-67.

 [4] Nguyen Thi Thanh Nhan, Nguyen Vu Nhan, Nguyen Quang Bau (2012), “Ability to increase a weak electromagnetic wave by confined electrons in doped superlattices in the presence of laser radiation modulated by amplitude”, JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE, Mathematical and Physical Sci. 57, No. 7, pp. 113-123.

[5] Nguyen Thi Thanh Nhan, Dao Thu Hang, Nguyen Huu Chien, Le Viet Phuong, Nguyen Quang Bau (2012), “Influence of the presence of Strong Electromagnetic Wave on Weak Electromagnetic Wave Absorption by Confined Electrons in Doped Superlattices with Including the Effect of Phonons Confinement”, VNU Journal of Science, Mathematics – Physics 28, No. 1S, pp. 114-118.

 [6] Nguyen Quang Bau, Nguyen Thi Thanh Nhan, Nguyen Vu Nhan (2014), “Negative Absorption Coefficient of a Weak Electromagnetic Wave Caused by Electrons Confined in Rectangular Quantum Wires in the Presence of Laser radiation”, Journal of the Korean Physical Society 64, No. 4, pp. 572-578.

[7] Nguyen Thi Thanh Nhan and Nguyen Vu Nhan (2014), “Calculation Absorption Coefficient of a Weak Electromagnetic Wave by Confined Electrons in Cylindrical Quantum Wires in the Presence of Laser Radiation by Using the Quantum Kinetic Equation”, Journal of USA - Progress In Electromagnetics Research M 34, pp. 47-54. [8] Nguyen Thi Thanh Nhan and Dinh Quoc Vuong (2014), “Negative Absorption Coefficient of a Weak Electromagnetic Wave Caused by Electrons Confined in Rectangular Quantum Wires in the Presence of Laser Radiation Modulated by Amplitude”, Journal of USA -Progress In Electromagnetics Research M 38, pp. 73-82.

>>>>> Xem bản thông tintiếng Anh.

 Quang Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   |