Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Quang Hùng

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quang Hùng        

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 26/10/1981                                                           

4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 5429/QĐ-SĐH ngày 30/10/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ số 3836/QĐ-SĐH ngày 05/9/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

8. Chuyên ngành: Môi trường đất và nước                                

9. Mã số: 62850205

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn chính: PGS.TS. Vũ Quyết Thắng - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQGHN

Hướng dẫn phụ:    TS. Võ Tuấn Nhân - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Hệ thống lại các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) nước lưu vực sông (LVS) hiện hành và vai trò của hệ thống pháp luật này trong BVMT nước LVS Nhuệ - sông Đáy.

- Xác định nguyên nhân ô nhiễm, phân tích những hạn chế, khoảng trống và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nước LVS Nhuệ - sông Đáy cũng như hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT nước LVS.

- Đề xuất khung pháp lý mô hình Ủy ban quốc gia LVS hướng tới quản lý bền vững tài nguyên và môi trường nước LVS nói chung và LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật BVMT nước LVS, hệ thống pháp luật BVMT nước LVS Nhuệ - sông Đáy, các chế tài xử lý vi phạm và xây dựng khung pháp lý mô hình Ủy ban quốc gia LVS nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát, sử dụng, bảo vệ, cải thiện và nâng dần chất lượng môi trường nước trên các LVS ở Việt Nam nói chung và LVS Nhuệ - sông Đáy nói riêng.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Cần tập trung nghiên cứu sâu hơn nữa việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật (quy định và chế tài) và thực hiện quy phạm pháp luật (hướng dẫn chi tiết thực hiện các quy định, các chế tài) trong lĩnh vực BVMT nước LVS nhằm nâng cao hiệu quả, khả thi của hệ thống pháp luật BVMT và kiểm soát ô nhiễm nước.

- Cần tập trung nghiên cứu các loại tội phạm môi trường khác như: tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; tội hủy hoại rừng; tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam… và làm rõ khách thể của pháp luật BVMT là môi trường trong lành hay trình tự quản lý nhà nước về môi trường. Đồng thời mởi rộng nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng dự thảo luật mới như: Luật nước sạch; Luật quản lý chất thải; Luật kiểm soát không khí và tiếng ồn; Luật hành chính môi trường; Luật kiểm toán môi trường; Luật tổ chức và quản lý LVS; … để tiến tới định hình một cơ chế mới về kiểm soát ô nhiễm nước ở nước ta một cách hiệu quả và bền vững.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “Vai trò của Quốc hội Việt Nam và vấn đề đảm bảo lợi ích các nhóm xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”, Tạp chí Môi trường, số 4-2010 (ISSN: 1895-042X), tr.9-14.

[2] Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2010), “Tình hình chi ngân sách 1% cho sự nghiệp môi trường”, Tạp chí Môi trường, số 10-2010 (ISSN: 1895-042X), tr.20-22 và tr.40.

[3] Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2010), “Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường”, Tạp chí Môi trường, số 11-2010 (ISSN: 1895-042X), tr.9-14.

[4] Nghiêm Vũ Khải, Nguyễn Quang Hùng (2011), “Vai trò của Quốc hội trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu”, Tạp chí Môi trường, số 2-2011 (ISSN: 1895-042X), tr.10-12 và tr.24.

[5] Nguyễn Quang Hùng (2013), “Tình hình ban hành chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường”, Tạp chí Môi trường, số 1-2013 (ISSN: 1895-042X), tr.9-12.

[6] Nguyễn Quang Hùng (2013), “Giới thiệu phương pháp PSRs-RIA trong đánh giá thể chế, chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy”, Tạp chí Môi trường, số 10-2013 (ISSN:1895-042X), tr.58-61.

[7] Nguyễn Quang Hùng (2015), “Ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy và kiến nghị hoàn thiện chế tài xử lý trong lĩnh vực môi trường”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - Ủy ban thường vụ Quốc hội, số 06 (286) Kỳ 2 tháng 3/2015 (ISSN:1859-2953), tr.49-56 và tr.63.

[8] Nguyễn Quang Hùng (2015), “Thực tiễn pháp luật về bảo vệ môi trường nước lưu vực sông của một số nước trên thế giới”, Hội thảo quốc tế Kiểm soát ô nhiễm nước: Một số kinh nghiệm quốc tế ngày 10-11/9/2015, Ninh Bình, Việt Nam.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Đỗ Hùng - VNU Media
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   |