Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS TRiệu Văn Thịnh
Tên đề tài luận án: Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại

1)   Họ và tên: Triệu Văn Thịnh                         

2)   2) Giới tính: Nam

3)   Ngày, tháng, năm sinh: 08/05/1974               

4)   Nơi sinh: Ngọc Lặc, Thanh Hóa

5)   Quyết đinh công nhận nghiên cứu sinh số 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6)   Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7)Tên đề tài luận án: Hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông và vấn đề thể loại

8) Chuyên ngành: Văn học dân gian                              

9) Mã số: 62.22.36.01

10) Cán bộ hướng dẫn khoa học:           1. GS.TS Lê Chí Quế;  2. PGS.TS. Đỗ Hồng Kỳ                                     

11) Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên dịch và xuất bản sử thi M’nông đã đạt được rất nhiều thành công. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trước đây mới chỉ nghiên cứu một cách khái quát về nhân vật trung tâm của sử thi M’nông mà chưa nghiên cứu một cách tổng thể về hệ thống nhân vật trong sử thi M’nông. Trong luận án này chúng tôi khảo sát một cách có hệ thống về nhân vật của sử thi M’nông. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật anh hùng, họ là những người có sức mạnh phi thường, tài năng thiên bẩm, dung mạo phi phàm, luôn lập được những chiến công lừng lẫy. Xuất hiện bên cạnh người anh hùng là các nhân vật phụ, họ luôn ở bên cạnh người anh hùng trong vai trò là người trợ lực hoặc là ở trong thế đối lập. Mỗi nhân vật mang đặc điểm, vẻ đẹp riêng nhưng chức năng, vai trò của nó chủ yếu là để làm nổi bật hình tượng người anh hùng trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất. Trong sử thi M’nông, các nghệ nhân dân gian đã xây dựng nên hệ thống nhân vật theo một quan niệm phức hợp. Theo đó, nhân vật người đẹp, nhân vật cộng đồng chứa đựng nhiều yếu tố hiện thực hơn cả. Nhân vật anh hùng, nhân vật đối lập lại thể hiện rất rõ sự xen lẫn giữa hiện thực và huyền thoại. Còn nhân vật tượng trưng (thần kỳ) và nhân vật truyền tin lại gần như là một hình tượng độc đáo của huyền thoại đích thực. Khắc hoạ thành công lớp nhân vật “quái vật - người” này, tác giả dân gian chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư duy thần thoại. Các lớp nhân vật trong Ot Ndrong xuất hiện dưới nhiều đặc điểm khác nhau là kết quả của tư duy hồn nhiên, không có chủ định thống nhất theo một nguyên tắc cố định nào như thường thấy trong văn học viết. Có thể nói, mặc dầu cảm hứng ca ngợi người anh hùng chiếm ưu thế nhưng bên cạnh đó, cách lý giải chiến công và chiến thắng của người anh hùng ở sử thi M’nông còn cho thấy một quan niệm ấu trĩ trong tuổi thơ của nhân loại ở cộng đồng dân tộc M’nông thời cổ xưa. Tất cả hệ thống nhân vật ấy đã tạo nên một bức tranh sử thi đa âm thanh, nhiều màu sắc làm mê hoặc, say đắm bao nhiêu thế hệ người M’nông. Việc khảo sát hệ thống nhân vật của sử thi M’nông sẽ là những cứ liệu quan trọng để góp phần vào việc chứng minh sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Vấn đề thể loại của sử thi M’nông hiện nay đang còn một số ý kiến khác nhau. Năm 1995, Đỗ Hồng Kỳ đã xác định sử thi M’nông là sử thi thần thoại. Tuy nhiên, ở thời điểm ấy do tư liệu chưa nhiều, số lượng tác phẩm sưu tầm được còn ít nên ông chưa có điều kiện khảo sát một cách sâu rộng để chứng minh cho luận điểm của mình. Bên cạnh Đỗ Hồng Kỳ thì một số người cho rằng Ot Ndrong là sử thi phổ hệ, là sử thi có tính sáng thế đậm, là sử thi anh hùng… Dựa trên những kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi khẳng định sử thi M’nông là sử thi thần thoại.

Kết quả nghiên cứu khẳng định thêm những giá trị về văn học, lịch sử, văn hoá và chức năng văn hoá - nghệ thuật của sử thi M’nông và đặc biệt là vị trí, vai trò của nó đối với đời sống của cộng đồng người M’nông hiện nay, là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.

12) Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu là cơ sở tin cậy cho công tác bảo tồn kho tàng Ot Ndrong nói riêng và văn hoá dân gian của dân tộc M’nông nói chung.

13) Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trên cơ sở kết quả của luận án sẽ triển khai các đề tài về sử thi Tây Nguyên nói riêng và văn hoá dân gian các dân tộc ở Trường sơn - Tây Nguyên nói chung.

14) Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Triệu Văn Thịnh (2007), “Lễ cưới truyền thống của người M’nông”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (11), tr 95-98.

2.   Triệu Văn Thịnh (2008), “Một số nghi thức trong lễ tang của người M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 38-43.

3.    Triệu Văn Thịnh (2008), “Thủ pháp “trì hoãn” trong các sử thi M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (3), tr 44-49.

4.   Triệu Văn Thịnh (2009), “Một số vấn đề về luật tục hôn nhân và gia đình của người M’nông trong đời sống hiện nay (Qua khảo sát ở xã Đắk Ndrung, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (5), tr 77-86.

5.   Triệu Văn Thịnh (2010), “Hệ thống nhân vật phụ trong sử thi M’nông”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 105-112.

6.   Triệu Văn Thịnh (2010), “Những nét tương đồng trong thủ pháp xây dựng nhân vật anh hùng trong sử thi Êđê và sử thi M’nông (Qua cái nhìn so sánh)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (7), tr 113-122.

7.   Triệu Văn Thịnh (2012), “Hình ảnh cộng đồng trong sử thi M’\\nông”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (6), tr 71-74.

8.   Triệu Văn Thịnh (2013), “Môi trường diễn xướng và chức năng tín ngưỡng của sử thi M’nông”, Tạp chí Khoa học xã hội Tây Nguyên (11), tr 40-43.

9.   Triệu Văn Thịnh (2014), “Xác định đặc điểm thể loại của sử thi M’nông (Nhìn từ phương diện môi trường diễn xướng và chức năng sinh hoạt)”, Tạp chí khoa học của Trường Đại học Tây Nguyên (11), tr 113-119.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   |