Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Văn Hiếu
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước: Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera) và Cánh lông (Trichoptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Hiếu                       

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 15/11/1984                                                                      

4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3201/QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đa dạng sinh học ba bộ côn trùng nước: Phù du (Ephemeroptera), Cánh úp (Plecoptera) và Cánh lông (Trichoptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”.

8. Chuyên ngành:         Côn trùng học                          

9. Mã số: 62420106

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn chính:         PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh

Hướng dẫn phụ:            PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Lần đầu tiên hệ thống danh sách cập nhật nhất gồm 131 loài, 92 giống, 34 họ thuộc 3 bộ: Phù du, Cánh úp và Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.

- Ghi nhận mới cho khu hệ động vật Việt Nam 20 loài và 1 họ thuộc bộ Phù du. Lần đầu tiên ghi nhận được 24 loài thuộc bộ Phù du và 1 loài thuộc bộ Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai.

- Cung cấp các dẫn liệu mới về phân bố của các loài Phù du, Cánh úp và Cánh lông theo tính chất dòng chảy, theo đai độ cao, theo mùa và theo cấp độ suối.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Dựa trên các kết quả thu được, đề tài cung cấp các dẫn liệu về Phù du, Cánh úp và Cánh lông tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo vệ sự đa dạng của nhóm sinh vật này ở khu vực nghiên cứu.

- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo về Phù du, Cánh úp và Cánh lông ở các khu vực khác ở  Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Cần tiếp tục có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về phân loại học để xác định được cụ thể tên khoa học của các loài chưa được định danh.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]. Nguyen Van Vinh, Nguyen Van Hieu, Bae Yeon Jae (2011), “Descriptions of larval stage of three Ephemera (Insecta: Ephmeroptera: Ephemeridae) in Vietnam”, VNU Journal of Science, Natural Science and Technology 27 (2), pp. 121-127.

[2]. Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Thị Thúy Hồng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Lê Quỳnh Trang, Trần Tiến Thực, Nguyễn Văn Vịnh (2011), “Thành phần loài, phân bố của Phù du (Insecta: Ephemeroptera) tại suối Mường Hoa, Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”, Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ IV, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 616-622.

[3]. Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Vịnh (2011), “Họ Heptageniidae (Insecta: Ephemeroptera) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”, Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 7, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 67-73.

[4]. Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Vịnh (2014), “Tổng họ Ephemerelloidea (Bộ Phù du-Lớp Côn trùng) ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”, Báo cáo Khoa học Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ 8, Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 44-50.

[5]. Van Vinh Nguyen, Van Hieu Nguyen and Yeon Jae Bae (2015), “A rare Mayfly Siphluriscus chinensis Ulmer (Ephemeroptera: Siphluriscidae) from Vietnam”, Entomological Research Bulletin 31(1), pp. 56-57.

[6]. Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Vịnh (2015), “Kết quả nghiên cứu về bộ Phù du (Ephemeroptera: Insecta) tại khu vực vùng đệm của Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai”, Hội nghị toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ VI, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, tr. 143-148.       

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh                                                           

 Cao Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan