Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Hà
Tên đề tài luận án: “Nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh”

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Hà                            

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 20/08/1962                                                   

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3670/QĐ- SĐH ngày 28/10/2009  của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  (Không)

7. Tên đề tài luận án: “Nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh”

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử                                                  

9. Mã số: 62 22 80 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Chí Bảo.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Nêu ra và làm sáng tỏ được các khái niệm nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết nói chung và nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh nói riêng.

- Làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phư­ơng pháp đại đoàn kết.

- Phân tích, hệ thống hóa, làm nổi bật những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.

- Phân tích, làm sáng tỏ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết trong giai đoạn hiện nay. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Góp phần xây dựng và hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết nói riêng.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Những dự kiến nghiên cứu tiếp theo của tác giả sau luận án này:

- Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề thực hành dân chủ, thực hành đoàn kết, thực hành đoàn kết trong Đảng của Hồ Chí Minh. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là nhân tố để phát huy trí tuệ và khả năng sáng tạo của những người cách mạng, là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, là cơ sở để thực hiện đoàn kết toàn dân, là nguồn gốc thắng lợi của cách mạng. Để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để tăng cường khối đoàn kết toàn dân và củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

- Đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết, về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết, từ phương diện triết lý phát triển xã hội của Hồ Chí Minh. Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, nó là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, xây dựng và phát triển đất nước. Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết và đồng thuận là nói đến nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết của Người, là nói đến chủ kiến, triết lý phát triển của Người. Những đặc tính của nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh có giá trị quan trọng tạo nên chủ thuyết của Hồ Chí Minh, chủ thuyết về phát triển. Đoàn kết để giải phóng dân tộc, để phát triển dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Chủ thuyết đó được thể hiện rõ ở phương thức, con đường thực hiện: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.

- Đi sâu nghiên cứu tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong thực tiễn đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập, chúng ta có nhiều thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thử thách, đang tác động đến khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Thực tiễn đó đòi hỏi các quốc gia dân tộc cũng như các giai cấp, tầng lớp, dân tộc trong mỗi quốc gia phải tìm ra cách thức để liên minh, hợp tác, đoàn kết. Muốn vậy, trong thực tiễn đổi mới, hội nhập quốc tế chúng ta cần phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết.

14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  

1. Lê Thị Hà (2009), "Bước đầu tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc", Tạp chí Mặt trận (71), tr.23 - 27.

2. Lê Thị Hà (2013), "Trường Đại học Hồng Đức đoàn kết và phát triển dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Giáo dục (6/2013), tr.75 - 77.

3. Lê Thị Hà (2015), "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Mặt trận (135+136), tr.36 - 41.

4. Lê Thị Hà (2015), “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đoàn kết quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu cấp bách hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngoại (134), tr.34-38.Q

>>>>> Bản thông tin tiếng Anh.

 Lê Thị Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   |