Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS NGuyễn Công Oánh
Tên đề tài luận án: NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN CÔNG OÁNH       

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 02/9/1960                                                                      

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3676/QĐ-SĐH ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 624/QĐ-XHNV ngày 26/02/2016 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ

7. Tên đề tài luận án: NHÂN HỌC XÃ HỘI KITÔ GIÁO VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

8. Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS                            

9. Mã số: 62 22 80 05

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƯƠNG, 2. PGS. TS. NGUYỄN QUANG HƯNG

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Một là, luận án đã chỉ ra được những giá trị khách quan, hạt nhân hợp lý có tính phổ quát trong nhân học xã hội Kitô giáo. Đi từ cái nhìn thống nhất về con người, coi con người là trung tâm cho tất cả những nỗ lực đi tìm kiếm câu trả lời con người là gì? con người phải trở nên như thế nào và bằng cách nào? Luận án đã phần nào trả lời được những câu hỏi đó trên cơ sở phân tích giáo thuyết Công giáo, và luận giải, nhận xét những nội dung ấy dưới góc độ nhân học triết học, làm rõ bản chất xã hội của nhân học Kitô giáo.

- Hai là, luận án đã làm rõ những nội dung về vai trò của nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, trong suốt quá trình lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay; đánh giá mức độ ảnh hưởng, giải mã những nguyên nhân tác động đến việc áp dụng nhân học xã hội Kitô giáo đến đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam.

- Ba là, luận án đã đề ra một loạt những giải pháp có tính phương pháp luận nhằm phát huy những giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam, trước những khai phóng của Công đồng Vatican II, cũng như sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa, xu hướng tục hóa, của phương tiện truyền thông và sự phát triển về mặt nhận thức của người Công giáo Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giáo thuyết của Công giáo nói chung, những vấn đề về nhân học xã hội Kitô giáo nói riêng, những phương thế khả dĩ nhằm triển khai cách hiệu quả những giá trị của nhân học xã hội Kitô giáo trong đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

1/Quá trình vận động, phát triển của nhân học xã hội Kitô giáo trong lịch sử tư tưởng Kitô giáo, cũng như việc thực hiện nó trong đời sống Giáo hội Công giáo.

2/ Nhân học xã hội Kitô giáo với những vấn đề của xã hội hiện đại

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1/ Nguyễn Công Oánh (2008), “Kinh thánh và văn hóa hòa bình”, Tạp chí Công tác Tôn giáo (11), tr. 39 - 41.

2/ Nguyễn Công Oánh (2011), “Thần học Thế kỉ XX: Những cách tiếp cận khác nhau về tồn tại người”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4), tr. 28 - 34.

3/ Nguyễn Công Oánh (2011), “Mối quan hệ giữa tôn giáo và đạo đức từ góc độ giá trị luận”, Một số vấn đề triết học tôn giáo hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo đương đại, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Tôn giáo, Hà Nội, tr. 417-427.

4/ Nguyễn Công Oánh (2015), “Tôn giáo với những vấn đề của con người và xã hội hiện đại”, Tạp chí Triết học (10), tr. 65 – 70.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   |