Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lý Yên Châu (Li Yanzhou)
Tên đề tài luận án: Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lý Yên Châu (Li Yanzhou)

2. Giới tính: Năm                             

3. Ngày sinh: 11/ 08/ 1982 

4. Nơi sinh: Quảng Tây, Trung Quốc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3202 / QĐ-SĐH ngày 08/11/2010 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: “Về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của NCS Lý Yên Châu” (Số 02 / QĐ - SĐH, ngày 08 / 01/2014 của ĐHKHXH & NV – ĐHQG HN). 

7. Tên đề tài luận án: Đối chiếu giới từ tiếng Hán hiện đại với giới từ tiếng Việt hiện đại (qua một số giới từ)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu

9. Mã số: 62. 22. 01. 10                             

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Thanh Lan

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án này là một công trình đầu tiên được nghiên cứu ở Việt Nam (cũng như ở Trung Quốc) về đề tài nghiên cứu, đối chiếu giới từ ở hai ngôn ngữ Hán – Việt trên bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và cách dụng. Chúng tôi đã lần lượt nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu giới từ tiếng Hán với giới từ tiếng Việt về khái niệm, đặc điểm, phân loại. Dựa trên nghiên cứu của những người đi trước, chúng tôi đưa ra cách phân loại giới từ tiếng Hán và tiếng Việt của nó từ những khái niệm, đặc điểm ngữ pháp cơ bản nhất, đồng thời phân biệt sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt với động từ, liên từ trong các hệ thống ngữ pháp từng ngôn ngữ. Ngoài ra, phân biệt sự khác nhau giữa giới từ tiếng Hán với trợ từ cấu trúc, giới từ tiếng Việt với tình thái từ.

Về ngữ nghĩa, trong sự đối chiếu ngữ nghĩa của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, chúng tôi đã phân chia mức độ giống và khác của giới từ tiếng Hán tiếng Việt thành 2 loại: Một loại là cơ bản giống nhau, như: giới từ chỉ không gian, thời gian, như: “” và “ở”, “/” và “từ”, “” và “đến”, “” và “vào”; Giới từ chỉ đối tượng, như: “, , ” và “với”, vv...một loại là có điểm giống và điểm khác nhau, như: Giới từ chỉ đối tượng, “, 对于” và “đối với, với”, “” và “cho”; Giới từ chỉ phương diện, như: “对于, 关于, , 至于” và “về, đối với, với”; Giới từ chỉ mục đích, như: “để” của tiếng Việt còn có thể đối dịch là “” hoặc “”, vv...

Về cách dụng, chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề sự hiện diện và không hiện diện của giới từ và chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt. Đối với quy luật ẩn hiện của giới từ, chúng tôi tìm ra một số quy luật qua một số lượng lớn các ví dụ, như: những giới từ tiếng Hán và tiếng Việt trong giới ngữ đứng ở đầu câu dễ lược bỏ, giới từ trong giới ngữ đứng ở giữa câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ thì khó lược bỏ được. Những giới từ của tiếng Hán và tiếng Việt chỉ đối tượng, dẫn ra vai tham tố (participant role), những giới từ này thường không thể lược bỏ, v.v....

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả của luận án này có những ý nghĩa lí luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất, luận án tập trung nghiên cứu, đối chiếu một cách hệ thống, toàn diện về đặc điểm của giới từ tiếng Hán, trước hết là các giới từ điển hình trong mối tương quan với các giới từ tương ứng của tiếng Việt. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu đối chiếu giới từ Hán - Việt đầu tiên có tính toàn diện và hệ thống. Luận án làm nổi rõ sự giống và sự khác nhau của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt, đồng thời, cung cấp tài liệu tham khảo cho việc so sánh đối chiếu tiếng Hán và tiếng Việt.

Thứ hai, luận án góp phần vào lí thuyết đối chiếu hai ngôn ngữ cùng loại hình lại có quan hệ mật thiết hình thành trong quá trình tiếp xúc Hán - Việt.  

Thứ ba, thông qua quá trình khảo sát, rút ra những nhân tố chi phối giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt trong khi sử dụng ngôn ngữ (lời nói và văn phạm), ví dụ: sự hiện diện và không hiện diện của giới từ, chức năng đánh dấu chủ đề của giới từ, v.v...

Cùng với đó, luận án này còn cung cấp tài liệu tham khảo cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam và giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

(1) Luận án này chủ yếu là đối chiếu, các giới từ được lựa chọn đều được các học giả công nhận, nhưng còn không ít các học giả có quan điểm không giống nhau về giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt, cho nên một số giới từ không được nhắc đến trong phạm vi luận án này ( như từ “hơn” trong tiếng Việt, từ “” trong tiếng Hán ), vấn đề này vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu.

(2) Tiếng Hán và tiếng Việt là hai ngôn ngữ cùng một loại hình lại có quan hệ mật thiết hình thành trong quá trình tiếp xúc Hán - Việt. Vì vậy, vấn đề ngữ pháp hóa giới từ tiếng Hán và tiếng Việt đáng được chúng ta quan tâm, điều này sẽ có ích cho việc tìm ra quy luật phát triển lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt.

(3) Quy luật hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán và tiếng Việt là một vấn đề khá phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, vì vậy vấn đề này vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, đúc kết ra một quy luật chính xác hơn nữa, khoa học hơn nữa.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.             李燕洲 (2011), “越南留学生汉语 句偏误分析”, 语文学刊 (6),

131 - 133.

(Lý Yên Châu (2011), “Phân tích lỗi sai câu ‘shi…de’ tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam”, Tạp chí Ngữ văn (6), tr.131- 133.

2.李燕洲 (2011), “浅谈越南留学生汉语语用偏误”, 现代语文 (3), 138-140.

(Lý Yên Châu (2011), “Thử tìm hiểu lỗi sai dụng học tiếng Hán của lưu học sinh Việt Nam”, Tạp chí Hán ngữ Hiện đại (3), tr.138 -140.

 1.             Ngô Minh Nguyệt, Lý Yên Châu (2015), “Đối chiếu sự phân bố vị trí của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt”, Kỷ yếu hội thảo quốc gia: Giảng dạy và nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam Đại học ngoại ngữ – ĐHQG HN, tr.304 – 309.

2.             Lý Yên Châu (2016), “Đối chiếu sự hiện diện và không hiện diện của giới từ tiếng Hán và giới từ tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (2), tr.77 - 79.

>>>>> Xem bản tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   |