Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phan Huy Thiện
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu một số bài toán vật lý và cơ học bằng phương pháp đạo hàm trung bình tích phân và phương pháp hỗn hợp”

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phan Huy Thiện.   

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     26/08/1956   4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3713/QĐ-ĐHKHTN Ngày 09/09/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại hoc Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không  

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số bài toán vật lý và cơ học bằng phương pháp đạo hàm trung bình tích phân và phương pháp hỗn hợp

8. Chuyên ngành:  Vật lý lý thuyết và vật lý toán.

9. Mã số: 62 44 01 03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hãn

                                           Hướng dẫn phụ: GS. TS. Phan Văn Hạp

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Những kết quả chính của luận án bao gồm

Trong luận án chúng tôi áp dụng phương pháp đạo hàm trung bình tích phân (IAD) cho các bài toán giải phương trình khuếch tán neutron trong lò phản ứng hạt nhân và giải phương trình nhiễu xạ sóng trong môi trường đàn hồi với biên cứng có góc hổng. Các kết quả chính thu được bao gồm:

1) Đã phát triển và hoàn thiện phương pháp đạo hàm trung bình tích phân cho các bài toán vật lý và cơ học. Phương pháp IAD này cho phép giải các phương trình vật lý-toán (phương trình vi phân hay phương trình đạo hàm riêng) mô tả các bài toán vật lý trở nên thống nhất cho cả các miền, trong đó tồn tại các điểm gián đoạn, kỳ dị hay đứt gãy của các đạo hàm tham gia vào phương trình. Mặt khác phương pháp IAD còn cho phép xử lý các số liệu được đo đạc bởi thực nghiệm (trung bình hóa theo tích phân) nhằm tăng tính ổn định cho quá trình xử lý giải bằng số tiếp theo. Tác giả đã hoàn thiện và ứng dụng có hiệu quả phương pháp IAD cho các lớp bài toán lò phản ứng hạt nhân và nhiễu xạ sóng trong môi trường đàn hồi, đồng thời xem xét khả năng ứng dụng cho một số bài toán khác như bài toán đứt gãy trong môi trường đàn hồi và dẻo.

2) Đã chứng tỏ rằng: Khi giải phương trình khuếch tán neutron trong lò phản ứng hạt nhân hay bài toán với hai nhóm neutron bằng phương pháp IAD thu được kết quả [3, 4] giải phương trình khuếch tán cho trường hợp 2 nhóm neutron thu được đồ thị thông lượng với các giá trị  khác nhau từ 0,9 đến 0,9999 phụ thuộc vào thiết diện tán xạ  trong trạng thái dừng trong trường hợp 1 chiều. Các phương trình được viết dưới dạng ma trận, các giá trị và vector riêng tương ứng với ma trận với các số liệu đầu vào bằng số. Các tham số đầu vào được chọn trên cơ sở số liệu hạt nhân như hệ số khuếch tán, thiết diện hấp thụ, số neutron sau phân hạch, thiết diện tán xạ …v.v. Vẽ được thông lượng neutron cho nhóm nhanh và nhóm nhiệt nhanh hơn các phương pháp truyền thống như phương pháp Nodal và phương pháp Monte Carlo… Kết quả thu được đã chứng tỏ phương pháp IAD  cho cách tính thống nhất không phụ thuộc hình dạng và bước lưới, không phụ thuộc nhiên liệu, chất làm chậm vv…của lõi lò.

3) Việc giải bài toán nhiễu xạ sóng trong môi trường đàn hồi bằng phương pháp IAD  cũng cho kết quả nhanh hơn và thời gian tính ít hơn so với phương pháp sai phân hữu hạn.

4) Với các bài toán có biên phức tạp trong 3 chiều hoặc điều kiện ban đầu biến đổi theo thời gian, việc dùng phương pháp IAD có bổ sung chương trình con có thể chuyển tiếp theo mốc thời gian và thay đổi không gian (t,D). Kết quả này cho phép mở rộng phương pháp IAD cho các bài toán biên hỗn hợp và biên phức tạp hơn.

5) Đã chứng minh rằng việc kết hợp phương pháp IAD với phương pháp nâng cao độ chính xác Richarson và một số phương pháp quen thuộc khác (như nâng cao độ chính xác cho nghiệm gần đúng của phương trình toán tử phi tuyến giải bằng phương pháp đưa thêm tham số liên tục) sẽ cho kết quả thu được khả quan hơn kết quả bài toán  "đứt gãy " trong cơ học môi trường đàn hồi và dẻo bằng phương pháp tích phân kỳ dị của J. J. Golecki.

Phương pháp IAD được trình bày trong luận án cho phép chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các bài toán mới trong vật lý lý thuyết và vật lý toán, trong vật lý hạt nhân như lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt , cũng như các nhà máy điện hạt nhân đã đang dự kiến tiến hành xây dựng tại Ninh Thuận, hay các bài toán nhiễu xạ sóng ở biển Đông của Việt Nam, mà chúng tôi sẽ tiến hành trong thời gian tới.

Các kết quả luận án đã được công bố trong 8 bài báo khoa học, trong đó có 5 bài đăng ở tạp chí nước ngoài (1 bài ở Tạp chí Ba Lan, 3 bài tạp chí toán học quốc tế về khoa hoc và nghiên cứu của Ấn Độ, 1 báo cáo tại Hội thảo khoa học của Viện vật lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Hungari), 3 bài đăng trong tạp chí trong nước (1 bài đăng tại Tạp chí của ĐHQGHN, 2 bài đăng ở Tạp chí khoa học và công nghệ HTEHY).

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Áp dụng ngay phương pháp IAD tính toán lò phản ứng hạt nhân và tính toán nhiễu xạ sóng trong các bài toán địa vật lý.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục tính toán cho lò phản ứng hạt nhân và nhiễu xạ sóng trong môi trường đàn hồi bằng phương pháp IAD.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]          Xоанг - Ан - Туан, Фан - зуи - Тхиен, Фан - ван - Xап (1990), "Повышение точности приближного решение уравнения методом непрерывного параметра", XIX Симпозиум вмк по физике ВВЭР, Шиофок, Центральный Институт Физических Исследований Венгерской Академии Наук. Ctp. 193 – 201.

[2]          Phan Van Hap, Phan Huy Thien (1994), “The AD method for the approximate solution of the Wigner equation”, Demonstratio Mathematica XXVII(2), pp. 283-286.

[3]          Phan Huy Thien, Phan Van Hap(2016), "The Problem of Wave Diffraction in Elastic Medium is Solved using the Integral Averaged Differential Method", International Journal of Science and Research (IJSR) , March 2016, 5(3), pp. 656 – 659.(ISSN 2319-7064).

[4]          Phan Huy Thien (2016), "Solving Neutron Transport Equation in the Reactor using the Intergral Average Derivative Method", International Journal of Science and Research (IJSR), March 2016, 5(3), pp.678 – 681. (ISSN 2319-7064).

[5]          Phan Huy Thien (2016), "IAD Method Applied to Reactor Physics Problems", International Journal of Science and Research (IJSR), March 2016, 5(3), pp. 1221 – 1225. (ISSN 2319-7064).

[6]          Phan Huy Thien (2015). “AD method for solving the neutron transport equation in nuclear reactor”, VNU Journal of Mathematics – Physics (ISSN 0866-8612), 31(1S), pp. 153-160.

[7]          Phan Huy Thien (2015), “AD Method applied to reactor physics problem”, UTEHY Journal of science and technology (ISSN 2354-0575), 6, pp 57-62.

[8]          Phan Van Hap, Phan Huy Thien (2015), “Solving the neutron two-group diffusion equation in spherical nuclear reactors by AD method”, UTEHY Journal of Science and Technology (ISSN 2354-0575), 6, pp. 63-67.

>>>>> Xem bản thông tin bằng tiếng Anh.

 Vũ Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   |