Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Minh Thảo
Tên đề tài luận án: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Minh Thảo 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 23/06/1982                                       

4. Nơi sinh: Ninh Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/12/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định điều chỉnh tên đề tài số 233/QĐ-SĐH ngày 05/03/2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình)

8. Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học                                                   

9. Mã số: 62 22 03 08

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh XuânPGS.TS Nguyễn Hồng Dương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án: Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình, được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng; cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị, lý thuyết xã hội học tôn giáo, lý thuyết về nghiên cứu trường hợp.

Các kết quả mới của luận án gồm những nội dung sau:

Luận án bước đầu đưa ra khái niệm công tác tôn giáo, luận giải tương đối hệ thống về nội dung của công tác tôn giáo mang tính đặc thù của Việt Nam. Luận án hướng tới một cách nhìn tổng thể về công tác tôn giáo, vấn đề mà từ trước đến giờ chỉ được hiểu là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời, luận án cũng là sự đối chiếu so sánh giữa cái chung và cái riêng, cái chung của công tác tôn giáo trên bình diện cả nước, và sự vận dụng khi thực hiện công tác tôn giáo ở địa phương, cụ thể là tỉnh Ninh Bình. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình những năm tiếp theo, góp phần bổ sung làm phong phú công tác tôn giáo ở Việt Nam cả về lý luận cũng như thực tiễn.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy tại các viện nghiên cứu tôn giáo, trường Chính trị các tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị tại các huyện, thị, các cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác tôn giáo, nhất là Ban tôn giáo tỉnh Ninh Bình,...

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Trong mọi giai đoạn cách mạng nước ta, công tác tôn giáo luôn được Đảng xác định là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng góp phần giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, nghiên cứu về công tác tôn giáo ở Trung ương cũng như địa phương là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ và chính quyền các cấp cũng như các nhà nghiên cứu. Vì vậy, luận án Công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Lý luận và thực tiễn (Qua khảo sát tại tỉnh Ninh Bình) cần được tiếp tục mở rộng phạm vị và giới hạn nghiên cứu của đề tài trong những năm tiếp theo, như:

- Tiếp tục đi sâu nghiên cứu công tác tôn giáo về lý luận và thực tiễn trên phạm vi cả nước

- Tập trung đi sâu nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo trên phạm vi cả nước

Còn nếu chia tách theo từng nội dung, ta có thể có các hướng:

- Hoạch định và xây dựng chính sách tôn giáo trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Ứng xử văn hóa đối với tôn giáo theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

- Xây dựng bộ máy và đội ngũ làm công tác tôn giáo trong thời kỳ Đổi mới

Tóm lại là tùy theo cách phân chia, mà ta có các hướng nghiên cứu khác nhau.    

14. Các công trình khoa học liên quan đến luận án:  

1. Lê Thị Minh Thảo (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ”, Hội thảo khoa học kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh:  Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr.24 - 30.

2. Lê Thị Minh Thảo (2014), “Tôn giáo ở Ninh Bình - Lịch sử và hiện tại”, Tạp chí Công tác tôn giáo (12), tr.8 - 12.

3. Lê Thị Minh Thảo (2015), “Công tác tôn giáo và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (180 -181), tr.80 - 84.

4. Lê Thị Minh Thảo (2015), “Công tác tôn giáo ở Ninh Bình hiện nay - Thành tựu và vấn đề đặt ra”, Tạp chí Công tác tôn giáo (10), tr.23 - 27.

5. Lê Thị Minh Thảo (2015), Công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo ở tỉnh Ninh Bình hiện nay, Tạp chí Dân vận (11), tr.46 - 48.

6. Lê Thị Minh Thảo (2015), “Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo vào thực tiễn công tác tôn giáo ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (39), tr.102 - 108.

7. Lê Thị Minh Thảo (2015), “Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Ninh Bình”, Tạp chí Dân tộc và Thời đại (183), tr.24 - 29.

8. Lê Thị Minh Thảo (2015) “Quan điểm về tôn giáo trong xây dựng nền văn hóa mới”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (378), tr.96 - 100.

9. Lê Thị Minh Thảo (2016), “Giảng dạy học phần “tôn giáo trong tiến trình cách mạng XHCN - một cách tiếp cận”, Hội thảo khoa học: Đổi mới việc dạy và học các môn khoa học chính trị theo tinh thần Nghị quyết 29, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr.8 - 16.

10. Lê Thị Minh Thảo (2016), “Chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới”, Hội thảo khoa học trẻ lần thứ IX năm 2016, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tr.248 - 255.

>>>>> Xem thêm bản thông tin tiếng Anh.

 

 Tân Lê - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   |