Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phan Nhật Huân
Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong giai đoạn hiện nay.

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh:  Phan Nhật Huân

2.   Giới tính: Nam

3.   Ngày sinh: 24/01/1967

4.   Nơi sinh: Hải Dương

5.   Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.   Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7.   Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong giai đoạn hiện nay.

8.   Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS

9.   Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân; PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án phân tích sự hình thành văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần,  văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần, chỉ ra những sắc thái, đặc trưng của văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần.

- Trên cơ sở lý luận trên, luận án phân tích những ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đến văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần - thời kỳ Phật giáo Việt Nam phát triển đỉnh cao, để lại dấu ấn đậm nét trong văn hóa Việt Nam, sự ảnh hưởng thể hiện ở nhiều phương diện: chính trị, xã hội, văn học; tín ngưỡng, phong tục tập quán và đạo đức, lối sống; kiến trúc, điêu khắc.

- Luận án đánh giá vai trò và thực trạng của giá trị văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần trong giai đoạn hiện nay. Phân tích tác động của đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo hiện nay và đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo thời Lý - Trần trong giai đoạn hiện nay.

12.  Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy  về triết học, tôn giáo và văn hóa nói chung; Phật giáo, Phật giáo và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tiếp tục nghiên cứu sâu về văn hóa Phật giáo Việt Nam

- Vai trò Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

- Phật giáo Việt Nam thời kỳ Lý - Trần

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1.   Phan Nhật Huân (2004), “Vài nét về Phật giáo ở Đài Loan”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (6), tr. 63-70.

2.   Phan Nhật Huân (2004), “Lược bàn về ý nghĩa Tịnh độ”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học (6), tr.11-15.

3.   Phan Nhật Huân (2012), “Một số biểu hiện của văn hóa Phật giáo ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam (thời Lý – Trần)”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (7), tr.18-29.

4.    Phan Nhật Huân (2015), “Ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đối với phong tục, tập quán và lối sống của người Việt thời kỳ Lý – Trần và việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (9), tr. 119-132.

5.   Phan Nhật Huân (2015), “Ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến tín ngưỡng của người dân (thời kỳ Lý - Trần)”, Tạp chí Cộng Sản, Http://www.tapchicongsan.org.vn.

6.   Phan Nhật Huân (2015), "Mối quan hệ giữa đạo Phật với tinh thần hiếu đạo trong truyền thống văn hóa Việt Nam; thực trạng đạo đức xã hội và giải pháp", Kỷ yếu tọa đàm khoa học Vu Lan - báo hiếu của đạo Phật với xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Tôn giáo, tr. 172-181.

7.   Phan Nhật Huân (2016), "Những giá trị văn hóa phi vật thể của Phật giáo của thời kỳ Lý - Trần trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận (242), tr. 95-99.

8.   Phan Nhật Huân (2016), "Về những giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo thời kỳ Lý - Trần", Tạp chí Triết học (3).

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   |