Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Thu Giang
Tên đề tài luận án: Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 - 2009)

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Thu Giang           

2.   Giới tính: Nữ

3.   Ngày sinh: 15. 07. 1977                                           

4.   Nơi sinh: Thái Nguyên

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 3676/QĐ-SĐH, ngày của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 - 2009)

8. Chuyên ngành:  Đông Nam Á học                            

9. Mã số: 62 31 50 10

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Minh

11. Tóm tắt kết quả mới của luận án

- Phát hiện 1: Luận án đã chỉ ra rằng những chuyển biến trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc (1989 – 2009) chịu ảnh hưởng rõ nét từ sự thay đổi của tình hình quan hệ quốc tế, khu vực và trong nước sau Chiến tranh Lạnh và phản ánh rõ sự thay đổi trong nhận thức của mỗi bên về đối tác trong diễn biến mới của tình hình thế giới và khu vực.

- Phát hiện 2: Luận án cho thấy quan hệ Hàn Quốc – ASEAN ban đầu xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an ninh nhưng phát huy hiệu quả nhất trên lĩnh vực kinh tế. Trước chiến tranh lạnh, quan hệ của Hàn Quốc với ASEAN xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an ninh nhưng cũng không đạt được hiệu quả thiết thực do còn chịu quá nhiều ảnh hưởng từ sự chi phối của Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, bên cạnh nhu cầu đảm bảo an ninh và đối phó với những biến động trong tình hình khu vực và thế giới, nhu cầu hợp tác kinh tế xuất hiện.

- Phát hiện 3: Luận án đã chỉ ra những thay đổi trong chính sách đối ngoại của ASEAN và Hàn Quốc trong giai đoạn 1989 - 2009 nhằm hòa vào dòng chảy của khu vực nhưng vẫn chưa khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong dòng chảy đó do bị phân tán bởi nhiều vấn đề trong và ngoài nước.

- Phát hiện 4: Thông qua việc phân tích sự biến đổi trong quan hệ ASEAN - Hàn Quốc cũng như những lợi thế của mỗi bên trong tình hình quốc tế khu vực, luận án đã chỉ ra những đặc điểm và tác động của mối quan hệ này đối với mỗi chủ thể, đối với mối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc và với trật tự quan hệ quốc tế khu vực Đông Á. Luận án cũng có được nhận định rằng quan hệ ASEAN – Hàn Quốc có thể trở thành một nhân tố hàng đầu trong việc cân bằng các mối quan hệ đang có nhiều biến động giữa các nước láng giềng ở Đông Á nếu biết tận dụng vị trí địa – chính trị độc đáo và những ưu thế đặc biệt trong khu vực.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án đã góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các nghiên cứu về quan hệ ASEAN – Hàn Quốc ở các giai đoạn sau cũng như về quá trình phát triển của mối quan hệ này. Đồng thời, luận án cũng cung cấp cứ liệu thực tế cho các nghiên cứu lý thuyết về quan hệ quốc tế châu Á, đặc biệt là về vai trò của các quyền lực hạng trung trong quan hệ quốc tế cũng như các nghiên cứu về khu vực Đông Á.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thành tựu cũng như hạn chế, vai trò của quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc để làm rõ những chuyển biến trong nhận thức về đối phương của hai thực thể quan hệ, ở một mức độ nhất định, luận án đóng góp các luận cứ khoa học cần thiết giúp cho việc hoạch định các chính sách trong quan hệ với Hàn Quốc với tư cách là thành viên của ASEAN, giúp cho Việt Nam hình thành các ý tưởng thúc đẩy quan hệ ASEAN – Hàn Quốc, Hàn Quốc – Việt Nam cũng như quan hệ quốc tế khu vực nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Tiếp tục nghiên cứu những biến chuyển trong quan hệ đối tác ASEAN – Hàn Quốc.

- Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc trên các lĩnh vực và giữa các thành viên Hiệp hội.

- Nghiên cứu chính sách đối ngoại của ASEAN và Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế khu vực.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án

- Lê Thị Thu Giang (2012), “Các chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (10-140), ISSN: 0868 – 3646, tr. 15 - 24.

- Lê Thị Thu Giang (2014), “Quan điểm và chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với vấn đề liên kết Đông Á”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, (2-156), ISSN: 0868 – 3646, tr.9 – 20.

- Lê Thị Thu Giang (2015), “Hàn Quốc trong quan hệ với ASEAN: từ đối tác đối thoại đến đối tác toàn diện (2991 - 2009)”, Tạp chí điện tử trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=515.

- Lê Thị Thu Giang (2015), 아세안한국 관계: 대화 파트너에서 전발적 동발자로 (1991 – 2009), The 11th Wordlwide Consortium of Korean Studies Centers Workshop: Integrating into future – the Spreading of Korean Studies in Developing Regions, Fudan University, Sanghai, pg. 178 – 208. (“Quan hệ ASEAN – Hàn Quốc: từ đối tác đối thoại đến đối tác toàn diện (1991 - 2009)”, Hội thảo Hiệp hội các trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc học quốc tế lần thứ 11: Hội nhập tương lai – Sự phát triển của nghiên cứu Hàn Quốc học tại các quốc gia đang phát triển, Đại học Phú Đan,Thượng Hải, tr. 178 - 208.

- Lê Thị Thu Giang (2015), “Quá trình xây dựng quan hệ đối tác toàn diện ASEAN – Hàn Quốc trong cục diện chính trị Đông Á (1989 - 1991)”, Phương Đông truyền thống và hiện đại, ISBN: 978-604-77-1830-6, Nxb Thế giới, tr. 171 – 188.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   |