Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Hoàng Hưng
Tên đề tài luận án: Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Hoàng Hưng        

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:    19-07-1979                                           

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: số 3676/QĐ-SĐH, ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

            - Điều chỉnh tên đề tài luận án, Quyết định: 209/QĐ-SĐH, ngày 9 tháng 2 năm 2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục và so sánh với Quốc triều hình luật

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới                                            

9. Mã số: 62 22 03 11

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:         Hướng dẫn chính: PGS. TS. Phan Hải Linh        

                                                                        Hướng dẫn phụ: GS. Phan Huy Lê

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Phát hiện 1: Trong thời Kamakura hay thời Lê sơ, ruộng đất vẫn được coi là loại hình tài sản cơ bản nhất được chính quyền quan tâm. Đây cũng là loại tài sản được sử dụng phổ biến cho mối quan hệ trao và hưởng thừa kế.

Phát hiện 2: Ngự thành bại thức mục là văn bản pháp luật được Mạc phủ Kamakura ban hành để tạo ra cơ sở pháp lý, bảo vệ nền tảng kinh tế cho đẳng cấp võ sĩ và cân bằng quyền lực với các thế lực đương thời.

Phát hiện 3: Cùng với sự phát triển của chính quyền Kamakura, quyền sở hữu và quản lý tài sản được nhất thể hóa vào vị trí của trưởng nam. Sự độc lập về kinh tế của người phụ nữ trong gia đình võ sĩ ngày càng yếu thế và dần trở nên phụ thuộc vào gia đình võ sĩ nhà chồng.

Phát hiện 4: Chế độ phong kiến của Mạc phủ Kamakura dựa trên mối quan hệ tôn chủ - bồi thần mang tính phân quyền sâu sắc. Mối quan hệ này càng trải qua xung đột trong đất nước càng trở nên gắn bó, mạnh mẽ nhưng lại dễ tổn thương sau khi nhận tác động từ các thế lực vũ trang hải ngoại.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Những kết quả nghiên cứu này, sẽ gợi mở về phương pháp tiếp cận nghiên cứu các bộ luật khác của các Mạc phủ sau đó cho những nghiên cứu của bản thân, của sinh viên…

- Được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy môn Lịch sử Nhật Bản thời trung thế.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu về các quy định về ly dị, đối tượng chính là phụ nữ thời kỳ Kamakura, dưới góc độ giới (gender)

- Nghiên cứu chế độ phong kiến Nhật Bản dưới góc độ thừa kế tài sản

- Nghiên cứu các quy định về nhận con nuôi thời trung thế Nhật Bản

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

(1). Phạm Hoàng Hưng (2014), "Võ sĩ Nhật Bản thời trung thế và ý thức thừa kế", Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản Lịch sử,Văn hóa và ngoại giao: Sức sống của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 99-117.

(2). Phạm Hoàng Hưng (2016), "Vấn đề thừa kế tài sản trong Ngự thành bại thức mục", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (179), tr. 70-79.

>>>>> Xem bản thông tintiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   |