Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Trọng Hội
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định ADN”.

 1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Trọng Hội               

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:    09 - 03 - 1980                         

 4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2934/QĐ-KHTN-CTSV ngày 07/09/2011 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hoàn thiện bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang ứng dụng trong nghiên cứu dân tộc học và giám định ADN.

8. Chuyên ngành:  Di truyền học                                              

9. Mã số: 62420121

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  Hướng dẫn chính: PGS.TS. Trịnh Đình Đạt    

                                                      Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Văn Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-        Đây có thể được coi là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về việc tối ưu điều kiện PCR đa mồi cho 16 cặp mồi gắn huỳnh quang hoàn thiện bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao quản sử dụng trong nghiên cứu di truyền quần thể và giám định ADN ở Việt Nam.

-        Luận án đã xây dựng được bảng dữ liệu về tần suất alen và các chỉ số thống kê của 15 locus STR trên nhiễm sắc thể thường ở 3 tộc người phổ biến ở Việt Nam: người Kinh (N=300, sống ở khu vực Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh) thu được 173 alen/15 locus; người Mường (N=104, sống ở tỉnh Hòa Bình) thu được 132 alen/15 locus và người Khmer (N=110, sống ở tỉnh Sóc Trăng) thu được 145 alen/15 locus. Kết quả nghiên cứu này, cũng đã bổ sung vào cơ sở dữ liệu của 15 locus STR trên nhiễm sắc thể thường ở người Việt Nam là 32 alen mới so với kết quả nghiên cứu trước đây.

-        Luận án cũng đã xây dựng thành công cây phả hệ mô tả mối quan hệ di truyền giữa 3 quần thể nghiên cứu (Kinh, Mường và Khmer) với 14 quần thể khác nhau trên thế giới. Đây cũng có thể được coi là một hướng nghiên cứu mới và lần đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này cũng đã chỉ ra được người Kinh, người Mường có mối quan hệ gần gũi với nhau hơn so với người Khmer về mặt di truyền.

-        Luận án cũng đã thiết lập được thẻ ADN cá nhân thử nghiệm cho 1.000 đối tượng có nguy cơ rủi ro cao (phi công, tiếp viên hàng không và ngư dân). Kết quả nghiên cứu này cũng có thể được coi là một hướng nghiên cứu ứng dụng mới trong lĩnh vực giám định ADN và cung cấp thêm một giải pháp mới để quản lý con người bằng hồ sơ ADN cá nhân ở Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng trong lĩnh vực giám định ADN (nhận dạng cá thể người, xét nghiệm huyết thống, xây dựng CSDL tàng thư ADN...) và  trong nghiên cứu di truyền quần thể ở các tộc người khác nhau đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-        Cần tiếp tục nghiên cứu ứng dụng bộ kit PCR 16 locus gắn huỳnh quang này trong hoạt động giám định ADN và nghiên cứu di truyền quần thể ở các tộc người khác nhau đang sống trên lãnh thổ Việt Nam.

-        Phát triển và ứng dụng các locus STR mới trong hoạt động giám định ADN và nghiên cứu di truyền quần thể tại Việt Nam.   

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Lê Thị Bích Trâm, Trần Trọng Hội, Bùi Nguyên Hải, Nguyễn Thị Thu Hoài (2012), “Nghiên cứu phân tích mẫu dấu vết ADN thử nghiệm trên một số vật mang trong điều kiện phòng thí nghiệm”, Tạp chí Khoa học Công nghệ & Môi trường Công an, 30, tr. 42-45 (ISSN: 1859-4514).

[2] Trần Trọng Hội, Lê Thị Bích Trâm, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Văn Hà (2013), “Nghiên cứu tối ưu thành phần mutiplex PCR cho 16 cặp mồi gắn huỳnh quang trên hệ thống điện di mao quản”, Tạp chí Phân tích Hóa-Lý và Sinh học, 18(3), tr. 29-34 (ISSN: 0868-3224).

[3] Trần Trọng Hội, Lê Thị Bích Trâm, Phạm Đăng Khoa, Hồ Quang Huy, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Văn Hà (2015), “Khảo sát TSAL của 15 locus STR trên nhiễm sắc thể thường trong quần thể người Mường sống ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam”, Tạp chí Phân tích Hóa-Lý và Sinh học, 20(3), tr.  208-214 (ISSN: 0868-3224).

[4] Trần Trọng Hội, Trần Thị Hạnh, Phạm Đăng Khoa, Hồ Quang Huy, Trịnh Đình Đạt, Nguyễn Văn Hà (2015), “Sự đa dạng di truyền của 15 locus STR trên nhiễm sắc thể thường trong quần thể người Khmer sống ở tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam”, Tạp chí Phân tích Hóa-Lý và Sinh học, 20(4), tr. 152-160 (ISSN: 0868-3224).

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   |