Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Mai Dương
Tên Đề tài luận án: Nghiên cứu giải pháp công nghệ tổ hợp laccase - polymer sinh học để xử lý màu thuốc nhuộm hoạt tính trong môi trường nước.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mai Dương         

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     21/9/1980                                                         

4. Nơi sinh: Vĩnh Phúc

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN     

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên đề tài luận án theo Quyết định số 825/QGG-ĐHKHTN ngày 01/4/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN

7. Tên Đề tài luận án: Nghiên cứu giải pháp công nghệ tổ hợp laccase - polymer sinh học để xử lý màu thuốc nhuộm hoạt tính trong môi trường nước.

8. Chuyên ngành: Hóa Môi trường                                 

9. Mã số: 62440120

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà

                                                            Hướng dẫn phụ:    PGS.TS Lê Thanh Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-        Đã chứng minh được sản phẩm tạo thành sau phản ứng xử lý màu tổng hợp RBBR và NY7 ít và không độc đối với môi trường khi sử dụng phương pháp đánh giá độc tính của dung dịch sau thí nghiệm xử lý màu bằng laccase thô của chủng nấm đảm Coriolopsis sp. FPT5;

-        Đã chứng minh được hiệu quả loại màu >80% của hỗn hợp màu thuốc nhuộm tổng hợp RBBR và màu thuốc nhuộm thương mại LF2B, BES, EG, CLS ở các nồng độ từ 100 đến 500 mg/L khi sử dụng laccase thô sinh tổng hợp từ chủng nấm đảm Coriolopsis sp. FPT5 được phân lập ở Việt Nam khi có mặt của chất gắn kết Violuric axit (mediator);

-        Đã chứng minh được khi sử dụng tổ hợp laccase sinh tổng hợp từ chủng nấm đảm Coriolopsis sp. FPT5 và polymer sinh học (EPS) từ chủng vi khuẩn BES19 có thể loại bỏ được hỗn hợp 5 loại màu thuốc nhuộm với hiệu suất cao >90% khi có mặt chất gắn kết Violuric axit;

-        Đã đưa ra được cơ sở khoa học của hai phương pháp (enzyme oxy hóa mạnh là laccase và keo tụ bằng polymer sinh học EPS) có tiềm năng cao để ứng dụng xử lý màu thuốc nhuộm trong môi trường nước ở quy mô hiện trường.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Có thể triển khai xử lý loại màu thuốc nhuộm ở các khu vực ô nhiễm thuốc nhuộm tại Việt Nam.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-        Tiếp tục nghiên cứu cơ chế phân hủy (con đường chuyển hóa) màu thuốc nhuộm bằng cách tiến hành phân tích sản phẩm của quá trình loại màu bằng laccase thô trên máy FTICR/MS và máy LC-MS/MS;

-        Triển khai việc sản xuất laccase thô và EPS ở quy mô pilot và hướng tới quy mô công nghiệp;

-        Triển khai áp dụng mô hình công nghệ trên quy mô pilot để tối ưu hóa các điều kiện trước khi áp dụng thực tiễn.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Mai Dương, Lê Thị Hiền, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huynh, Đào Thị Ngọc Ánh, Đặng Thị Cẩm Hà (2014), So sánh khả năng loại màu thuốc nhuộm của bốn chủng nấm đảm phân lập từ Ba Vì, Hà Nội”, Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(4), tr.731-741

[2] Nguyễn Mai Dương, Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Thị Lan Anh, Phạm Tuấn Linh, Lê Thanh Sơn, Đặng Thị Cẩm Hà (2014), “Đánh giá bước đầu khả năng xử lý thuốc nhuộm bằng EPS sinh ra bởi chủng Bacillus sp.BES19 trên bùn thải”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30(5S), tr.84-94

[3] Nguyễn Hải Vân, Đào Thị Ngọc Ánh, Ngô Thị Huyền Trang, Nguyễn Duy Trung, Nguyễn Viết Hoàng, Nguyễn Mai Dương, Đặng Thị Cẩm Hà (2014), “Tạo chất trợ keo tụ trên bùn thải bởi vi khuẩn phân lập từ nhà máy sản xuất bia”, Tạp chí sinh học 36(3), tr.351-359

[4] Nguyễn Mai Dương, Nguyễn Thị Lan Anh, Lê Thị Hiền, Nguyễn Đăng Thắng, Đinh Thị Thu Hằng, Đặng Thị Cẩm Hà (2015), “Loại màu thuốc nhuộm bởi laccase của chủng nấm Coriolopsis sp. FPT5 phân lập từ Phú Thọ”, Tạp chí Công nghệ sinh học 13(2), tr.367-377.

[5] Nguyễn Mai Dương, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Huynh, Nguyễn Hải Vân,  Đặng Thị Cẩm Hà (2016),Loại màu thuốc nhuộm bởi tổ hợp chất trợ keo tụ sinh học (EPS) và laccase”, Tạp chí hóa học và ứng dụng 1(33), tr.14-21.

>>>>> Thông tin bằngtiếng Anh.

 Vũ Quang Lợi - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   |