Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Sáng
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Sáng                   

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     09/ 09/ 1986                                                     

4. Nơi sinh: Nghệ An

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: số 4761/QĐ-KHTN-CTSV ngày 29/12/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có         

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng

8. Chuyên ngành:  Môi trường đất và nước                   

9. Mã số: 62440303

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn chính: PGS.TS Trần Văn Quy, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

Hướng dẫn phụ: TS. Trần Hùng Thuận, Trung tâm Công nghệ Vật liệu – Viện Ứng dụng Công nghệ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đã lựa chọn được môđun màng sợi rỗng M3, vật liệu PVDF thích hợp nhất trong việc ứng dụng xử lý nước thải chăn nuôi lợn so với các kiểu môđun màng phẳng, màng sợi rỗng M1, M2, M4 và vật liệu CA, CA biến tính, PTFE. Bên cạnh đó, đã xác định được các điều kiện hoạt động để giảm thiểu tắc nghẽn màng là năng suất lọc ≤ 15 L/m2.h, cường độ sục khí ở mức 0,06 L/cm2/ph và nồng độ bùn hoạt tính khoảng 9000 mg/L.

- Đã xây dựng được mô hình xử lý nước thải chăn nuôi lợn gồm các giai đoạn yếm khí, thiếu khí và hiếu khí kết hợp lọc màng quy mô phòng thí nghiệm. Khi vận hành hệ thống theo các điều kiện tối ưu đã thiết lập được như: lưu lượng đầu vào 45 L/ngày và tỷ lệ dòng tuần hoàn nước từ sau bể hiếu khí về bể thiếu khí ở mức 300%, chỉ với thời gian lưu nước toàn hệ rất ngắn 1,52 ngày, hiệu suất xử lý COD, NH4+, NO3-, TN, TP và coliform của hệ thống đạt được rất cao, tương ứng 97,5 – 98,3; trên 99,9; 70,8 – 88,3; 84,8 – 97,5; 91,8 – 98,3 và 99,95 - 99,98% , với các giá trị đầu ra tương ứng: 52 – 98 mgO2/L; < 1; 5,7 – 27,72; 8,1 – 29,2; 0,7 – 6,5 mg/L; và 200 - 400 MPN/100 mL đáp ứng quy chuẩn xả thải loại B theo QCVN 01-79:2011/BNNPTNT và loại A theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

- Đã tính toán được lượng bùn dư sinh ra trong bể MBR khoảng 2,22 lít bùn/ngày khi vận hành hệ thống sinh học quy mô phòng thí nghiệm với các điều kiện tối ưu đã thiết lập.

- Đã xác định được điều kiện làm sạch màng để phục hồi khả năng làm việc của màng bằng phương pháp vật lý kết hợp sử dụng dung dịch NaOCl nồng độ 1000 mg/L trong 2 giờ.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Hệ thống thiết bị và chế độ vận hành đơn giản, không cần bể lắng bùn, không sử dụng hóa chất, tiết kiệm chi phí cho quá trình xử lý, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

- Kết quả nghiên cứu có thể được chuyển giao đến các cơ sở có nhu cầu xử lý nước thải cũng như các đơn vị quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải muốn nâng cấp hiệu quả xử lý đạt tiêu chuẩn thải theo tiêu chuẩn ngành chăn nuôi.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-  Xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các trang trại chăn nuôi lợn tập trung và các hệ thống xử lý nước thải phân tán tại nguồn.

- Nghiên cứu các điều kiện làm giảm thiểu khả năng tắc nghẽn của màng để duy trì hoạt động của màng được lâu dài.

-  Chế tạo môđun màng lọc có giá thành phù hợp với điều kiện Việt Nam để công nghệ này được ứng dụng rộng rãi hơn

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Nguyễn Sáng, Chu Xuân Quang, Văn Thị Thu, Trần Văn Quy, Trần Hùng Thuận (2014), “Nghiên cứu hiệu quả sử dụng một số loại màng vi lọc trong hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh kết hợp lọc màng (MBR)”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ  30(4S), tr 138 - 143.

[2] Nguyễn Sáng, Chu Xuân Quang,  Hoàng Văn Tuấn, Văn Thị Thu, Trần Văn Quy, Trần Hùng Thuận (2014), “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học kết hợp lọc màng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 30(4S), tr 144 - 149.

[3] Nguyễn Sáng, Chu Xuân Quang, Trần Văn Quy, Trần Hùng Thuận (2015), “Determination of operation factors in treating piggery wastewater by membrane bioreactor”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các khoa học Trái đất và Môi trường 31(2), tr 47 – 53.

[4] Nguyễn Sáng, Nguyễn Quang Nam, Chu Xuân Quang, Trần Văn Quy, Trần Hùng Thuận (2015), “Nghiên cứu xử lý tăng cường bằng phương pháp keo tụ nước thải chăn nuôi lợn sau hệ thống xử lý sinh học kết hợp lọc màng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 31(2S), tr 227 - 232.

[5] Sang Nguyen, Hung Thuan Tran, Sung-Chan Choi and Yeong-Kwan Kim (2015), “Swine wastewater treatment by integration of MBR and acidogenic fermentation”, International conference on Biological, Civil and Environmental Engineering (BCEE-2015), Bali (Indonesia) tr 141.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   |