Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Thị Mai Hương
Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng Việt hiện nay)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Mai Hương                                           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/6/1983                                                                 

4. Nơi sinh: Quảng Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2599/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 13/11/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi tên đề tài luận án theo Quyết định số 1560/QĐ-XHNV ngày 16/5/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

7. Tên đề tài luận án: Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng Việt hiện nay)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ học              9. Mã số: 62.22.02.40

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ; PGS.TS. Phạm Văn Tình

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu phỏng vấn với tư cách là một cuộc hội thoại. Lấy cặp thoại phỏng vấn làm trung tâm, luận án đã nghiên cứu và làm rõ đặc điểm cấu trúc, chức năng của cặp thoại cũng như sự vận động và tương tác của cặp thoại trong cuộc thoại phỏng vấn. Trên cơ sở đó, luận án cũng chỉ ra một số chiến lược phỏng vấn mà những nhà báo giàu kinh nghiệm thường sử dụng để mở đầu, duy trì, phát triển cũng như kết thúc cuộc phỏng vấn sao cho mang lại hiệu quả giao tiếp và hiệu quả thông tin tối đa. Đặc biệt, luận án đã chỉ ra chiến lược này có sự vận dụng khác nhau trong từng thể loại đặc thù thông qua việc nghiên cứu điển hình chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn chân dung, phỏng vấn thời sự và phỏng vấn điều tra.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án giúp người làm báo có thêm kinh nghiệm khai thác thông tin cũng như kinh nghiệm thực hiện các cuộc phỏng vấn thông qua các hành vi ngôn ngữ và các chiến lược giao tiếp khi tác nghiệp.

- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho việc học tập và giảng dạy chuyên ngành ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là ngôn ngữ phỏng vấn.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn trên phát thanh và truyền hình.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

Phạm Thị Mai Hương (2015), “Định kiến giới trong ngôn ngữ phỏng vấn trên báo in”, Nữ quyền - Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc gia), NXB Đại học Sư phạm, tr. 392-398.

Phạm Thị Mai Hương (2016), “Cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn báo in”, Kỉ yếu Hội thảo khoa học 2016 – Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, T.1, NXB Dân trí, tr. 819-824.

Phạm Thị Mai Hương (2016), “Hành động hỏi trong phỏng vấn báo in”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư 3 (41), tr. 96-102.

>>>>> Xem bản thông tin tiếng Anh.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   |