Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Văn Tuấn
Tên đề tài luận án: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin vô tuyến có nhận thức dựa trên OFDM.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Tuấn          

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/10/1973  

4. Nơi sinh:Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1142/QĐ-CTSV, ngày 28.tháng.11 năm 2011 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nâng cao dung lượng của hệ thống thông tin vô tuyến có nhận thức dựa trên OFDM.

8. Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông

9. Mã số: 62 52 02 08

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  TS. Nguyễn Thành Hiếu

                                       PGS. TS. Nguyễn Viết Kính

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Đề xuất áp dụng kỹ thuật tạo cửa sổ cho CRS dựa trên OFDM. Kết quả mô phỏng cho thấy, khi áp dụng kỹ thuật cửa sổ, dung lượng hệ thống tăng lên đáng kể so với trường hợp không sử dụng kỹ thuật này.

- Đề xuất giải pháp mới có tên là Lấp đầy (Full-Filling) để phân bổ công suất cho các sóng mang con của CRS. Kỹ thuật này dựa trên ý tưởng phân bổ công suất tối đa cho các sóng mang con CRS nằm cách xa băng tần của PU, làm giảm mạnh, thậm chí có thể bỏ qua, số lượng sóng mang cần phải sử dụng phép tính tối ưu để phân bổ công suất, qua đó làm giảm độ phức tạp tính toán của giải thuật. Kết quả mô phỏng cho thấy khi kết hợp Full-Filling với kỹ thuật cửa sổ, hệ thống CR có thể đạt được tốc độ truyền dẫn tiệm cận với tốc độ trong trường hợp tối ưu, trong khi giữ được độ phức tạp tính toán rất thấp.

- Đề xuất sử dụng kỹ thuật cửa sổ cho CRS đa người dùng. Kết quả mô phỏng cũng cho thấy khi sử dụng kỹ thuật cửa sổ, dung lượng hệ thống đa người dùng cũng tăng lên đáng kể so với không sử dụng kỹ thuật này.

- Đề xuất giải pháp mới để phân chia sóng mang con cho mỗi người dùng của CRS đa người dùng, đó là giải pháp phân chia nghịch đảo với nhiễu có qui chuyển về băng thông chuẩn (Q-IIA, quantized IIA).

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: (nếu có)

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật Full-Filling cho bài toán CRS đa người dùng; nghiên cứu phương án phân bổ sóng mang con để công bằng hơn về dung lượng giữa người dùng trong bài toán CRS đa người dùng.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Van Tuan, L.; Hieu, N. T.; Hieu, D. C. & Kinh, N. V. (2012), “Impact of windowing on power allocation in cognitive radio systems”, Communications and Electronics (ICCE), 2012 Fourth International Conference, pp. 212--216.

2.   Nguyen, H.; Liang, G. Y.; Le, V.T. (2013), Full-filling algorithm for power allocation in OFDM-based cognitive radio systems, Information, Communications and Signal Processing (ICICS) 2013 9th International Conference, pp. 1-5.

3.   Le Van, T.; Chi, H. D.; Viet, K. N. & Thanh, H. N. (2014), “Full-Filling Subcarrier Power Allocation in OFDMA-Based Cognitive Radio Systems”, Wireless Engineering and Technology, vol.5, no. 01, pp.11-18.

4.   Van Tuan, L.; Tien Hoa, N.; Hieu, N.T.; Kinh, N.V. (2015), “Một số giải pháp nâng cao dung lượng hệ thống vô tuyến nhận thức đa người dùng”, Chuyên san các công  trình nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông, ISSN:1859-3526, tập V-2 (2015), trang  126-136.

 Tạ Hạnh - VNU - UET
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   |