Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Hoàng Thị Nhung
Tên đề tài luận án: Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: HOÀNG THỊ NHUNG.

2. Giới tính: Nữ.

3. Ngày sinh: 10-9-1975.

4. Nơi sinh: Hà Nội.

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: Định nghĩa trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học.

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam. 9. Mã số: 62 22 01 02.

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. GS. TSKH Lý Toàn Thắng

2. PGS. TS Phạm Hùng Việt.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy trên thế giới, định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em đã có nhiều thành tựu. Các công trình đã đề cập đến các vấn đề như sự cần thiết hay không của lời định nghĩa, các phương pháp định nghĩa đã được sử dụng trong từ điển dành cho trẻ em, cách trẻ em giải thích nghĩa từ, khả năng thụ đắc nghĩa từ của trẻ. Ở Việt Nam, có một số công trình đề cập đến việc giải thích từ ngữ cho trẻ em từ góc độ giáo học pháp. Công trình nghiên cứu về định nghĩa trong từ điển dành cho trẻ em, về cách định nghĩa, thụ đắc ngữ nghĩa của trẻ em rất ít.

Luận án tìm hiểu các lí thuyết về nghĩa từ, lí thuyết từ điển học truyền thống, từ điển học hệ thống, từ điển học tri nhận, lí thuyết về tri nhận nghĩa từ của trẻ em và lấy cơ sở đó để xử lí các vấn đề liên quan.

Luận án đã tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt về phương pháp định nghĩa cũng như nội dung lời định nghĩa trong việc định nghĩa trong từ điển cho trẻ em và người lớn. Kết quả cho thấy, ở các từ điển dành cho trẻ em, các cách giải thích phổ biến vẫn là những cách truyền thống (5 cách) giống như trong từ điển phổ thông. Về nội dung định nghĩa, có thể thấy ba trường hợp: 1) giống nhau, 2) số lượng nghĩa ít hơn từ điển dành cho người dùng phổ thông; 3) số lượng nghĩa như nhau nhưng khác nhau về số lượng nét nghĩa.

Việc khảo sát cách giải thích nghĩa từ của học sinh cho thấy: học sinh đã sử dụng 12 mô hình định nghĩa. Một số cách giải thích được dùng trong tất cả các từ loại là: giải thích bằng cách miêu tả cảnh huống, giải thích bằng ví dụ, giải thích bằng cách nêu chức năng của từ, giải thích bằng cách nêu từ loại. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu nghĩa từ.

Trên cơ sở các kết quả trên, luận án đưa ra một số nguyên tắc định nghĩa và mẫu định nghĩa theo các lí thuyết từ điển học.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án đã đóng góp vào lí thuyết từ điển học trong lĩnh vực định nghĩa dành cho trẻ em ở Việt Nam.

Luận án đã góp phần vào lí luận giáo học pháp trong lĩnh vực tìm hiểu khả năng nhận thức nghĩa từ của trẻ em.

Việc đề xuất các nguyên tắc và các mẫu định nghĩa giúp chuẩn bị cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc biên soạn từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Biên soạn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học", dùng để học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ.

Nghiên cứu và biên soạn "Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học" dùng để học tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ hai.

Nghiên cứu việc thụ đắc nghĩa từ của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Hoàng Thị Nhung (2015), "Việc định nghĩa các hư từ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học", Từ điển học & Bách khoa thư (6), tr.48-55.

2. Hoàng Thị Nhung (2015), "Khả năng hiểu nghĩa và cách giải thích các hư từ của học sinh tiểu học", Nhân lực Khoa học xã hội (11), tr.84-89.

3. Hoàng Thị Nhung (2015), "Về việc định nghĩa các tình thái từ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học", Ngữ học toàn quốc 2015 diễn đàn học tập và nghiên cứu (Kỉ yếu hội thảo khoa học), Trường Đại học Sài Gòn-Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.244-250.

4. Hoàng Thị Nhung (2015), "Tri thức văn hóa truyền thống qua ví dụ của từ điển tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học", Việt Nam học-những phương diện văn hóa truyền thống (Kỉ yếu hội thảo khoa học), T1, Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng-Viện Từ điển học và bách khoa thư Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.1040-1047.

5. Hoàng Thị Nhung (2016), "Tìm hiểu cách giải thích danh từ của học sinh tiểu học", Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường, Kỉ yếu hội thảo khoa học 2016, T2, Trường Đại học Quảng Bình- Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học, NXB Dân Trí, tr. 1415-1422.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   |