Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Trần Hồng Nhung
Tên đề tài luận án: Thiết chế tổ chức, quản lí và tệ nạn cường hào ở làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Hồng Nhung                   

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:   11/08/1985                                                     

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có

7. Tên đề tài luận án: Thiết chế tổ chức, quản lí và tệ nạn cường hào ở làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX

8. Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam                                           

9. Mã số: 62 22 03 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Quân

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Thứ nhất, luận án khảo cứu một cách có hệ thống thiết chế tổ chức, quản lí của làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XVIII-XIX bao gồm cả thiết chế quan phương và phi quan phương; mối quan hệ và sự vận hành giữa các thiết chế để chỉ ra những đặc trưng trong cách thức quản lí làng xã truyền thống, khuynh hướng và quy luật vận động, biến đổi của làng xã đồng thời lí giải căn nguyên của sự vận động và biến đổi đó.

Thứ hai, nhận diện và chỉ ra bản chất của tệ cường hào, tái hiện một cách khách quan thực trạng nạn cường hào làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ trong hai thế kỉ XVIII-XIX cùng những tác động, hệ quả của nó đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đồng thời đưa ra những kiến giải một cách hệ thống, nhiều chiều về căn nguyên sâu xa làm nảy sinh và phát triển mạnh mẽ tệ nạn này.

Thứ ba, trên cơ sở những liên hệ, so sánh với thực tiễn nông thôn mới hiện nay, luận án đúc kết một số kinh nghiệm góp phần quản lí hiệu quả chính quyền cấp cơ sở, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Cung cấp những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách quản lí hiệu quả nông thôn mới hiện nay. Biên soạn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Lịch sử và những người có cùng mối quan tâm.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu về giá trị của hương ước cổ và những bài học đối với hoạt động quản lí thôn làng ở Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu về thiết chế tổ chức, quản lí ở làng xã trong tiến trình lịch sử và những kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý cấp chính quyền cơ sở ở Việt Nam hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- “Quá trình phát triển và hoàn thiện bộ máy hành chính cấp xã thời phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX)”, Tạp chí Luật học (10), tr. 27 – 37, 2013.

- “Bảo vệ trật tự, an ninh làng xã trong hương ước thế kỉ XVII - XIX và những giá trị kế thừa”, Tạp chí Luật học (5), tr. 41 – 53, 2016.

- “Nạn cường hào ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XIX - thực trạng, nguyên nhân và hệ quả”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử (484), tr. 35 – 49, 2016.

- “Thiết chế tổ chức, quản lí ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ thế kỉ XIX và những bài học kinh nghiệm”, Tạp chí Tổ chức bộ máy nhà nước (8), tr. 18 – 23, 2016.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   |