Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Thị Hoài An

1. Họ và tên nghiên cứu sinh; Nguyễn Thị Hoài An                      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 03-04-1975                                                              4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số :  1384 ngày 26 tháng 12 năm 2012

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Thay đổi tên đề tài quyết định số 737 ngày 28 tháng 10 năm 2015

Gia hạn đào tạo thêm một năm 2016

7. Tên đề tài của luận án: Năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)        

8. Chuyên ngành: Xã hội học                                                     9. Mã số: 62.22.03.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Thị Quý và TS. Mai Thị Kim Thanh.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Năng lực của y tế cơ sở vẫn còn yếu và chưa đồng bộ về năng lực cung ứng dịch vụ, nhân lực, thông tin, năng lực kỹ thuật, dược phẩm công nghệ, năng lực tài chính và năng lực quản lý điều hành. Số liệu điều tra cho thấy 77% cán bộ y tế cho rằng bệnh viện cung ứng đủ thuốc; chỉ có 37% cán bộ y tế cho rằng có sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo và vị trí công tác hiện tại, chỉ có 29% cán bộ y tế bệnh viện huyện đào tạo ở trình độ đại học. 65% cán bộ y tế đánh giá quy trình tiếp đón bệnh nhân là đạt yêu cầu. Đánh giá của người dân về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế ở tuyến xã vẫn còn thấp. 72% ý kiến cho rằng trạm y tế vẫn còn ở mức trung bình, chỉ có 5% đánh giá là ở mức tốt. Tuyến huyện được người dân đánh giá tốt hơn, 53% cho rằng ở mức tốt. Về thủ tục hành chính khám chữa bệnh vẫn còn chủ yếu ở mức trung bình chiếm 60%, 20% đánh giá ở mức độ chưa tốt. Về nhân lực của cán bộ y tế , người dân đánh giá có 13,2% cho là tốt, 54,2%  đánh giá ở mức trung bình, 32,6% cho là còn chưa tốt. Cán bộ ngành dược còn thiếu cả về số lượng và chất lượng ở cả trạm y tế và bệnh viện huyện. Về năng lượng kỹ thuật, dược phẩm có mối quan hệ gắn chặt với năng lực con người. Khi thiếu nhân lực kéo theo khả năng cung cấp về các kỹ thuật và dược phẩm cũng kém theo.

Năng lực tổ chức vừa thiếu đào tạo bài bản và yếu do vậy kéo theo vận hành các chức năng của y tế cơ sở chưa mạnh còn nhiều bất cập. Cán bộ kỹ thuật ở tuyến y tế cơ sở chưa đủ, có những kỹ thuật cao nhưng không có nhân lực phù hợp để đào tạo và sử dụng, các trang thiết bị còn thiếu nhiều so với quy định của Bộ Y tế và nhu cầu thực tế.

Năng lực tài chính tuy đã có nhiều cải thiện đặc biệt ở tuyến huyện, ở trạm y tế nguồn kinh phí vẫn hết sức hạn hẹp để đáp ứng chức năng và nhiệm vụ của trạm như hiện tại. Năng lực về cung ứng dịch vụ còn nhiều tồn tại như ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải y tế, nước sạch, các văn hóa ứng xử tại y tế cơ sở còn chưa được chú ý và phát triển. Khả năng chữa trị các bệnh còn yếu nên việc thực hiện chức năng của y tế cơ sở còn nhiều khó khăn.

Có một số yếu tố ảnh hưởng đến năng lực y tế cơ sở như hệ thống chính sách động, cơ chế quản lý tổ chức, các điều kiện môi trường, biến đổi khí hậu, yếu tố nhãn quan của lãnh đạo địa phương, chế độ lương, phụ cấp, điều kiện làm việc, suy nghĩ đánh giá của người dân về các dịch vụ hiện tại của y tế cơ sở và nhu cầu của người dân liên quan tới khám chữa bệnh. Nhu cầu của người dân phần lớn là ở nhóm nhu cầu cơ bản như về trang thiết bị y tế đầy đủ, người dân có thể khám chữa bệnh tại trạm y tế xã nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, khám chữa bệnh đúng và chính xác, xây dựng nhiều y tế cơ sở gần dân hơn, được tiếp đón chu đáo, cán bộ y tế có thái độ hòa nhã và tư vấn giúp bệnh nhân hiểu rõ về bệnh tật.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

Kết quả nghiên cứu giúp những nhà lập chính sách, các cấp lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, cán bộ trong ngành y tế, xã hội học có thể sử dụng để xác định hướng đi và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường vai trò của y tế cơ sở trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

Mối quan hệ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân tại tuyến y tế cơ sở. Những yếu tố tác động tới mối quan hệ này.

Một số lý thuyết xã hội học y tế hiện đại ứng dụng trong nghiên cứu

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

- Nguyễn Thị Hoài An (2016),“Một số khó khăn và định hướng trong việc nâng cao, bảo vệ sức khỏe của người dân ở hệ thống y tế cơ sở hiện nay”, tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, (09), tr. 43-50. 

- Nguyễn Thị Hoài An (2016), “Nghiên cứu năng lực y tế cơ sở qua tổng quan ở một số nước và Việt Nam”, tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, (02b),tr.180-192

- Nguyễn Thị Hoài An (2017), Nghiên cứu năng lực y tế cơ sở trong việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tỉnh Thanh Hóa”, Kỷ yếu hội thảo khoa học chăm  sóc sức khỏe những vấn đề xã hội và công tác xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cục Bảo trợ Xã  hội, Đại học Quốc Gia, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr. 202-215.

 Vinh Bùi - VNU USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   |