Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Minh Thuận
Tên đề tài luận án: Phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai (Thổ) ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Minh Thuận  

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/10/1978                                                          

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận NCS số: 2213/2011/QĐ-XHNV-SĐH ngày 21/11/2011 cửa Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai (Thổ) ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

8. Chuyên ngành: Dân tộc học                                     

9. Mã số: 62 22 70 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Giáo

                                              PGS.TS Nguyễn Văn Sửu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Là một công trình khảo cứu về phương thức mưu sinh của nhóm người Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, từ góc nhìn dân tộc học/ nhân học, luận án đã làm rõ một cách có hệ thống và toàn diện những chuyển đổi và sự ứng phó của người Đan Lai trước những tác động từ các chính sách Nhà nước tới phương thức mưu sinh và đời sống văn hóa - xã hội của họ ở địa bàn nghiên cứu.

Qua đó, luận án cho thấy những bất cập, hạn chế của chính sách và những hỗ trợ của nhà nước, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách cho phát triển sinh kế bền vững đối với nhóm người Đan Lai hiện nay và trong thời gian tới.

Ngoài những giá trị khoa học và thực tiễn nêu trên, luận án chứa đựng nguồn tư liệu thực địa phong phú, cập nhật, có độ chân xác về Vườn quốc gia Pù Mát, nhóm người Đan Lai và phương thức mưu sinh của họ hiện nay và trước đây.

Toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận án được thể hiện dưới các hình thức nêu trên trực tiếp góp phần thúc đẩy hướng nghiên cứu về người Đan Lai ở địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án dùng làm tài liệu tham khảo cho hướng nghiên cứu một số các vấn đề đang được Đảng và Nhà nước quan tâm ở Việt Nam, như các dân tộc ít người,  những vấn đề phát triển và biến đổi sinh kế tộc người ở vùng dân tộc thiểu số…

Đồng thời, luận án cũng là một tài liệu hữu ích cho giảng dạy các học phần đại học và sau đại học thuộc chuyên ngành Dân tộc học/Nhân học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có nội dung liên quan đến vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc và phát triển ở Việt Nam.

Những gợi ý chính sách của luận án là các ý kiến tư vấn có cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác quản lý nhà nước ở cả cấp địa phương và trung ương trong giải quyết các vấn đề dân tộc thiểu số, phát triển bền vững, và bảo tồn các nguồn lực tự nhiên ở địa bàn nghiên cứu, bao gồm Vườn quốc gia Pù Mát, sinh kế của người Đan Lai trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Luận án gợi ra một số vấn đề quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu, như sử dụng tiếp cận nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành để mở rộng nghiên cứu toàn diện hơn nữa nhóm người Đan Lai dưới tất cả các khía cạnh kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An trong mối quan hệ với các chính sách bảo tồn rừng và các nguồn lực tự nhiên của nhà nước ở cấp độ địa phương và trung ương vì mục tiêu phát triển bền vững cho cả nhà nước và người dân Đan Lai.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1.   Bùi Minh Thuận (2010), “Về nguồn gốc nhóm Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (10), tr.65-70 .

2.   Bùi Minh Thuận (2011), “Di dân tái định cư đối với cộng đồng người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (1), tr.57-63.

3.   Bùi Minh Thuận (2011), “Một số vấn đề trong quá trình thực hiện tái định cư cho người Đan Lai ở xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học (1), tr.47-52.

4.   Bui Minh Thuan (2011), “Migration and Resettlement of Dan Lai People in Pu Mat National Park in Nghe An Province”, Vietnam Social Sciences, N02 (142), tr.65-72.

5.   Bùi Minh Thuận (2012), “Đời sống văn hoá - xã hội của người Đan Lai ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An sau tái định cư”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An (5), tr.25-28.

6.   Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi phương thức mưu sinh của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên san KHXH&NV (3), tr.53-63.

7.   Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi đời sống văn hoá - xã hội của người Đan Lai ở Tân Sơn và Cửa Rào, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (2), tr.43-51.

8.    Bùi Minh Thuận (2012), “Tái định cư và sự thay đổi sinh kế của người Thái ở bản Mà, xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, Nghệ An” (Viết chung với TS Vi Văn An), Tạp chí Dân tộc học (3), tr.33-42.

    * Chương sách:

1.   Bùi Minh Thuận (2011), Dân tộc (tr.65-76); Nhà cửa và trang phục (tr.332-353); Phong tục, tập quán (tr.364-389); Văn học - nghệ thuật (tr.403-444). Trong Trần Văn Thức (Chủ biên) (2011), Địa chí huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 580 trang.

2.   Bùi Minh Thuận (2015), Nhóm người Đan Lai trong phần dân tộc Thổ (tr.475-611). Trong Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2015), Các dân tộc ở Việt Nam, Tập 1: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 764 trang.

   * Báo cáo hội thảo:

1.  Bùi Minh Thuận (2012), “Nghề dệt truyền thống của người Thái ở Hoa Tiến, Châu Tiến, Quỳ Châu với hoạt động du lịch cộng đồng ở miền Tây Nghệ An” (Viết chung với ThS Trần Thị Thủy), In trong Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam truyền thống, hội nhập và phát triển, Kỷ yếu Hội nghị Thái học toàn quốc lần thứ VI, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.715-724.

2.  Bùi Minh Thuận (12/2012), “Hoạt động kinh tế khai thác tự nhiên của cộng đồng người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát”, Kỷ yếu Hội thảo Thực trạng hệ sinh thái nhạy cảm trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các giải pháp phục hồi, bảo vệ, phát triển, Trường Đại học Vinh, tr.72-77.

3.  Bui Minh Thuan (March 17/2013), Traditionnal textile work at present in the life of the Thái people in Hoa Tien, Chau Tien, Quỳ Chau, and Nghe An, Ministry of Culture, Sports and Tourism - People’s committee of Thai Nguyen province - Asean Poundation - Asean Ttac - MCVE, The 4th Asean Traditional Textile Symposium, Thai Nguyen - Viet Nam.

4.  Bùi Minh Thuận (2014), “Sự thay đổi đời sống văn hoá - xã hội của người Thái ở bản Mà, xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An sau tái định cư”, Kỷ yếu Hội thảo Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa - xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.318-326.

5.  Bùi Minh Thuận (2015), “Khai thác giá trị văn hóa Thái nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở miền tây Nghệ An” (Viết chung với ThS Trần Thị Thủy), In trong Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam những vấn đề phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia Thái học Việt Nam lần thứ VII, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.523-530.

 * Đề tài nghiên cứu:

1.   Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Trường (2011), Người Đan Lai ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghiên cứu trường hợp người Đan Lai ở Môn Sơn, Con Cuông), Mã số: T2011-30.

2.   Chủ nhiệm đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An (2011-2012), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của người Đan Lai ở Nghệ An, (Giai đoạn I).

3.   Chủ nhiệm đề tài Khoa học Công nghệ tỉnh Nghệ An (2014-2016), Nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của người Đan Lai ở Nghệ An, (Giai đoạn II: Xây dựng mô hình, áp dụng các giải pháp nhằm bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ).

 

 Lê Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   |