Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đặng Thị Thanh Hoa
Tên đề tài luận án: Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đặng Thị Thanh Hoa

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 21/10/1980                                                        

4. Nơi sinh: Lạng Sơn

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2798/2012/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/12/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các hình thức thay đổi trong quá trình đào tạo:

Quyết định số 113/QĐ-XHNV ngày 15/01/2016 và Quyết định số 4617/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập cho Nghiên cứu sinh.

Quyết định số 382/QĐ-XHNV ngày 28/2/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sĩ.

7. Tên đề tài luận án: Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay.

8. Chuyên ngành: Chính trị học                        9. Mã số: 62 31 02 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lâm Bá Nam

2. PGS.TS. Vũ Hoàng Công                                                                  

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số là vấn đề được nhiều học giả quan tâm, tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Lần đầu tiên, vấn đề đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận dưới góc độ chính trị học. Với ý nghĩa đó, luận án đã có những đóng góp mới về mặt khoa học, cụ thể:

- Góp phần làm rõ một số khái niệm cơ bản như: dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số, biên giới đất liền và vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền. Bên cạnh đó, luận án cũng làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về an ninh chính trị và đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền; các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền; chủ thể, trách nhiệm của chủ thể; nội dung và các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới đất liền của Việt Nam.

- Khảo sát thực trạng đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên từ năm 2005 đến nay (năm 2016). Qua đó, rút ra những vấn đề có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên.

- Dự báo về khả năng diễn biến tình hình, những thuận lợi, khó khăn trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên thời gian tới; từ đó đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tế: Cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong đảm bảo an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập cho cán bộ, giảng viên và học viên các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu… ở Việt Nam về công tác đảm bảo an ninh nói chung, an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số nói riêng.        

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến an ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

1. Đặng Thị Thanh Hoa (2009), “Công tác Công an tham gia giải quyết khiếu kiện đông người. Mấy vấn đề có tính kinh nghiệm”, Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh (3), tr.74-75.

2. Đặng Thị Thanh Hoa, Đỗ Đức Thăng (2012), “Công tác đảm bảo an ninh trật tự  trên tuyến biên giới ở địa bàn tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Cảnh sát trật tự an toàn xã hội (7), tr.31-35.

3. Đặng Thị Thanh Hoa (2017), “Giải quyết vấn đề truyền đạo trái pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (256), tr.41-50.

4. Đặng Thị Thanh Hoa (2017), “Một số giải pháp bảo đảm an ninh chính trị vùng biên giới Việt – Lào tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Lý luận chính trị (3), tr.90-94.

5. Đặng Thị Thanh Hoa (2017), “Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng dân tộc Mông tỉnh Điện Biên”, Tạp chí Lịch sử Đảng (4), tr.105-110.

 Lê Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   |