Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Bùi Thanh Vân
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thành phần loài kiến (Insecta: Hymenoptera: Formicidae) và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) ở Hà Nội và vùng phụ cận

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: BÙI THANH VÂN  

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22 – 10 – 1978                                          4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 1691/QĐ-SĐH ngày 07/05/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội           

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:  Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu thành phần loài kiến (Insecta: Hymenoptera: Formicidae) và một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài kiến gai đen (Polyrhachis dives Smith, 1857) ở Hà Nội và vùng phụ cận

8. Chuyên ngành: Côn trùng học                                                9. Mã số: 62420106

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Văn Quảng

                                                            Hướng dẫn phụ: TS. Bùi Tuấn Việt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

-        Cung cấp một danh lục đầy đủ và mới nhất cho đến nay về thành phần loài kiến (họ Formicidae) ở Hà Nội và vùng phụ cận, bao gồm 171 loài, thuộc 57 giống, 9 phân họ (143 loài đã xác định được tên khoa học), trong đó ghi nhận mới 2 giống (Brachymyrmex Mayr, 1868 và Formosimyrma Terayama, 2009) và 56 loài cho khu hệ kiến Việt Nam, 65 loài cho khu hệ kiến Hà Nội.

-        Cung cấp các dẫn liệu mới và đầy đủ nhất về mức độ đa đạng, thành phần loài kiến theo các hệ sinh thái, theo các dải độ cao và theo mùa, đồng thời cung cấp những dẫn liệu đầu tiên về thành phần các nhóm chức năng kiến ở các hệ sinh thái khác nhau trong khu vực nghiên cứu.

-        Cung cấp kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài kiến gai đen Polyrhachis dives Smith, 1857 trong điều kiện phòng thí nghiệm.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

-        Kết quả nghiên cứu về phân bố của kiến, thành phần nhóm chức năng kiến trong các hệ sinh thái và phản ứng của quần xã kiến với áp lực và sự xáo trộn của môi trường được sử dụng làm cơ sở để nghiên cứu đánh giá tác động của con người lên môi trường và mức độ phục hồi của hệ sinh thái.

-        Các dẫn liệu về sinh học và sinh thái của loài kiến gai đen Polyrhachis dives Smith, 1857 ở Việt Nam được sử dụng làm cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây dựng mô hình nhân nuôi kiến để thu sinh khối làm thương phẩm.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-        Tiếp tục định loại các loài kiến chưa biết tên khoa học.

-        Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài kiến được sử dụng làm thiên địch để phòng trừ dịch hại trong nông nghiệp.

-        Nghiên cứu các biện pháp phòng chống những loài kiến gây hại.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1]  Bùi Thanh Vân, Cao Bích Ngọc, Nguyễn Thị Như Quỳnh, Nguyễn Văn Quảng (2011), “Dẫn liệu về đa dạng sinh học kiến (Hymenoptera: Formicidae) tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 7, tr. 390-396.

[2]  Nguyen Van Quang, Nguyen Tri Tien, Pham Dinh Sac, Bui Thanh Van, Nguyen Hai Huyen, Cao Bich Ngoc, Nguyen Thanh Huong, Nguyen Tung Cuong (2011), “Preliminary results of investigation of soil Arthropod biodiversity in Hanoi area”, Natural Sciences and Technology 27(2S), pp. 85-90.

[3]  Bui Thanh Van, Cao Bich Ngoc, Nguyen Thi Nhu Quynh, Nguyen Hai Huyen, Nguyen Thanh Huong, Nguyen Van Quang, Bui Tuan Viet (2011), “Preliminary data on the biodiversity of ants (Hymenoptera: Formicidae) in urban green spaces in Ha Noi”, Natural Sciences and Technologies 27(2S), pp. 114-120.

[4]  Trịnh Văn Hạnh, Nguyễn Thị My, Nguyễn Hải Huyền, Nguyễn Hải Yến, Tô Thị Mai Duyên, Bùi Tuấn Việt, Bùi Thanh Vân (2014), “Thành phần loài và mức độ gây hại của kiến trong các khu đô thị điển hình ở Hà Nội”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 8, tr. 852-859.

 

[5]  Bùi Thanh Vân, Vũ Xuân Trường, Nguyễn Văn Quảng, Bùi Tuấn Việt (2017), “Thành phần loài kiến (Hymenoptera : Formicidae) ở Hà Nội và vùng phụ cận”, Báo cáo Khoa học, Hội nghị Côn trùng học quốc gia lần thứ 9, tr. 1011-1020.

[6]  Bùi Thanh Vân, Vũ Xuân Trường, Nguyễn Văn Quảng, Bùi Tuấn Việt (2017), “Nghiên cứu thành phần loài kiến (Hymenoptera: Formicidae) ở Hà Nội và ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các nhóm chức năng kiến”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội 33(2S), tr. 302-311.       

 

 Thanh Tân - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   |