Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê thị Phương Lan
Tên đề tài luận án: Procédés d’expression des émotions dans L’Étranger d’Albert Camus (Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Phương Lan                 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/10/1983                                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2019/QĐ-ĐHNN ngày 31/12/2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài luận án theo Quyết định số 1207/QĐ-ĐHNN ngày 21/6/2017

Tên đề tài luận án trước khi chỉnh sửa:

Procédés d’expression des émotions dans les romans d’Albert Camus – Le cas de L’Étranger et de La Peste

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạDịch hạch của nhà văn Albert Camus)

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa:

Procédés d’expression des émotions dans L’Étranger d’Albert Camus

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus)

7. Tên đề tài luận án: Procédés d’expression des émotions dans L’Étranger d’Albert Camus

(Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Pháp

9. Mã số: 9220203.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đức Thái

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Luận án nhằm nghiên cứu các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus. Cảm xúc chủ đạo xuyên suốt toàn bộ tác phẩm là «tình cảm phi lý». Để xác định được các phương tiện biểu đạt tình cảm phi lý, chúng tôi đã chỉ ra các cảm xúc chính cấu thành loại tình cảm này trong tác phẩm. Từ đó áp dụng hệ thống các phương tiện biểu đạt để phân tích từng loại cảm xúc cụ thể. Nghiên cứu đã đưa ra một số các kết luận quan trọng sau:

- Cảm xúc cấu thành nên tình cảm phi lý trước tiên là cảm xúc của người kể đồng thời cũng là nhân vật chính trong truyện – Meursault. Cảm xúc của nhân vật này được phân tích trong hai giai đoạn thể hiện sự bứt phá trong nhận thức và trong biểu đạt cảm xúc của nhân vật. Từ sự vô cảm, thờ ơ, xa lạ, không thích ứng với các quy tắc xã hội đến việc nhận thức sâu săc tình cảnh của bản thân và sự phi lý của đời người.

- Tính cách «xa lạ» (ethos d’«étranger) của nhân vật Meursault đã tác động tới việc biểu đạt cảm xúc của các nhân vật khác. Sự vô cảm, thờ ơ với các quy tắc xã hội của anh ta đã tạo ra sự ác cảm, tức giận, ghê sợ, buộc Meursault bị kết án tử hình.

- Việc xác định các phương tiện biểu đạt hai nhóm cảm xúc nêu trên dựa vào hệ thống các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học mà chúng tôi đã tổng hợp, phân loại từ các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, tiểu biểu như Bally, Plantin, Eggs, Micheli, Amosy và một số các nhà ngôn ngữ học khác. Các cảm xúc cấu thành nên tình cảm phi lý được thể hiện thông qua :

– Phương tiện biểu đạt trực tiếp: Từ vựng chỉ tên cảm xúc (lexique nommant l’émotion)

- Phương tiện biểu đạt gián tiếp :

+ Dấu hiệu về mặt ngôn ngữ và phong cách (indices linguistiques et stylistiques)

+ Dấu hiệu về biểu đạt của cơ thể (indices physiques corporels)

+ Dấu hiệu về cách hành xử (indices comportementaux)

- Các phương tiện biểu đạt trực tiếp và gián tiếp đều xuất hiện trong biểu đạt mỗi loại cảm xúc của các nhân vật tuy nhiên vai trò của chúng thay đổi rõ nét tuỳ thuộc vào mức độ (cảm xúc thường ngày hay đặc biệt), tính chất (cảm xúc tích cực hay tiêu cực), mục đích (biểu đạt cảm xúc có mục đích hay không có mục đích).

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến cảm xúc và các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong các loại hình văn bản khác nhau như văn bản văn học, văn bản báo chí, văn bản quảng cáo…

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được ứng dụng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy văn học nói riêng:

+ Nghiên cứu đã cung cấp một hệ thống tương đối đầy đủ về các loại phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn giúp người dạy và học ngoại ngữ có thể xác định cảm xúc của các đối tượng tham gia giao tiếp, từ đó đề xuất chiến lược giao tiếp phù hợp.

+ Các phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ đã được cụ thể hoá và hệ thống hoá, làm cơ sở cho quá trình tiếp cận văn bản và phong cách của nhà văn.  

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Nghiên cứu phương tiện biểu đạt cảm xúc trong tác phẩm khác của nhà văn Albert Camus và trong tác phẩm của các nhà văn khác

- Nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học nhằm tiếp cận phong cách của nhà văn

- Nghiên cứu đối chiếu cách chuyển dịch các phương tiện biểu đạt cảm xúc  từ văn bản nguồn (tác phẩm tiếng pháp) sang văn bản đích (bản dịch tiếng Việt)

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. LÊ Thị Phương Lan (2013), Étude des émotions et des sentiments dans le roman d’Albert Camus – Le cas de L’Étranger et de La Peste, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà nội : Nghiên cứu nước ngoài, tập 29, số 1S, ISSN 0866-8612, Nhà in Khoa học và Công nghệ, Hà Nội, Việt Nam.

2. LÊ Thị Phương Lan (2016), Phương tiện biểu đạt cảm xúc trong diễn ngôn văn học, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 3, ISSN 2525-2232, Học viện Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng, Hà Nội, Việt Nam.

3. LÊ Thị Phương Lan (2016), Hệ thống các phương tiện biểu đạt tình cảm và cảm xúc từ góc nhìn của phân tích diễn ngôn và kí hiệu học ngôn ngữ, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ISBN, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội, Việt Nam.

4. LÊ Thị Phương Lan (2017), Phương tiện biểu đạt tình cảm phi lý trong tiểu thuyết Kẻ xa lạ của nhà văn Albert Camus, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia ISBN, Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.

 Cầm Tú Tài - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   |