Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Huệ
Tên đề tài luận án: Từ hương Diên Uẩn đến thị xã Từ Sơn: Biến đổi kinh tế, xã hội và văn hoá trên quê hương nhà Lý

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NGUYỄN THỊ HUỆ         

2.Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:    16/07/1984                                           

4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4023 /QĐ-ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2012 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:          

- Quyết định số 261/QĐ-VNH, ngày 16/11/2015 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc gia hạn đào tạo và bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh.

- Quyết định số 175/QĐ-VNH, ngày 10/5/2016 của Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển về việc chuyển chương trình đào tạo;

7. Tên đề tài luận án: Từ hương Diên Uẩn đến thị xã Từ Sơn: Biến đổi kinh tế, xã hội và văn hoá trên quê hương nhà Lý

8. Chuyên ngành:  Việt Nam học                                  

9. Mã số: 62 22 01 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án góp phần xác định tương đối chính xác vùng quê hương nhà Lý từ khi còn là hương Diên Uẩn cho tới nay. Theo kết quả nghiên cứu, hương Diên Uẩn khi đó được xác định là một số làng xã nằm dọc đôi bờ sông Tiêu Tương cổ; có thể tương đương với các xã thuộc tổng Phù Lưu thế kỷ XIX; và tương đương với một số phường trung tâm (phường Tân Hồng, phường Đình Bảng, phường Đông Ngàn) của thị xã Từ Sơn ngày nay.

Kế thừa được những giá trị lịch sử nội tại, kinh tế vùng quê hương nhà Lý có nhiều điểm đặc biệt và đã sớm có những bước phát triển vượt trội so với các khu vực khác trong vùng. Tình hình sở hữu ruộng đất thể hiện rất rõ về vị trí của mảnh đất phát tích, đất thang mộc của triều Lý. Các nghề thủ công và các hoạt động buôn bán trên vùng quê hương nhà Lý đã diễn ra sôi động. Thương nghiệp cũng được xem là đặc điểm kinh tế nổi bật của vùng. Trong khi các vùng khác vẫn còn đóng khung mọi hoạt động sau luỹ tre làng, thì một số làng trên vùng quê hương nhà Lý đã mở rộng buôn bán khắp nơi.

Trong giai đoạn đô thị hoá mạnh mẽ hiện nay, vùng quê hương nhà Lý có những đóng góp nổi bật về kinh tế cho toàn thị xã. Có thể thấy, dù lịch sử đất nước trải qua nhiều thăng trầm nhưng kinh tế của vùng vẫn luôn giữ được trạng thái ổn định trong những giai đoạn khó khăn nhất và có những bước nhảy chiến lược trong thời kỳ mở cửa. Kinh tế phát triển là một điều kiện tiên quyết đưa vùng quê hương nhà Lý từ nông thôn trở thành đô thị.

Luận án cũng khắc hoạ một cách tương đối đầy đủ, rõ ràng về xã hội vùng quê hương nhà Lý từ truyền thống đến hiện đại; từ xã hội nông thôn đến xã hội đô thị. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, bộ máy quản lý hành chính và các tổ chức tự trị làng xã đều mang những điểm khác biệt. Tiêu biểu nhất ở vùng quê hương nhà Lý chính là tổ chức giáp. Tổ chức giáp ở Dương Lôi khá đặc biệt, cả xã có 8 giáp, mỗi giáp có nhiệm vụ thờ một vị vua Lý. Nó có thể xem như một minh chứng về sự tồn tại của vương triều Lý trong đời sống xã hội của người dân trong vùng.

Luận án đã khái quát được những yếu tố văn hoá Lý mang tính xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại. Từ chiều cạnh văn hoá, luận án đã phân tích và làm rõ về những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với tuổi thơ Lý Công Uẩn và vương triều Lý. Đó là hệ thống di tích Phật giáo gắn với mẹ Lý Công Uẩn và tuổi thơ của ông; là hệ thống di tích gắn với vương triều Lý. Hầu hết, các di tích này đều được phân bố dọc đôi bờ sông Tiêu Tương, con sông có ý nghĩa vô cùng to lớn với vương triều Lý. Cùng với hệ thống di sản văn hoá vật thể là các di sản văn hoá phi vật thể gắn với vương triều Lý như lễ hội rước vua của làng Dương Lôi, tục thờ cúng các vua Lý trong ngày hội làng và các ngày kỵ nhật của 8 vị vua cũng như Thánh Mẫu.

Qua nghiên cứu tổng thể không gian lịch sử văn hoá vùng quê hương nhà Lý từ các chiều cạnh khác nhau có thể thấy từ buổi đầu độc lập đến nay, mảnh đất này luôn đạt được sự phát triển toàn diện, liên tục trên mọi lĩnh vực. Trong suốt tiến trình lịch sử dù trong những giai đoạn khó khăn nhất, mảnh đất này vẫn vươn lên mạnh mẽ để đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội và văn hoá.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Luận án khi hoàn thành sẽ có thêm một công trình nghiên cứu về lịch sử vùng quê hương nhà Lý cũng như thị xã Từ Sơn. Qua đó góp phần nhìn nhận những nét chung cũng như các đặc trưng riêng có của mảnh đất địa linh nhân kiệt này.

Các kết quả của Luận án có thể được sử dụng trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hoá làng xã khu vực thị xã Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh.

Từ kết quả nghiên cứu, Luận án sẽ góp thêm luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách, giải pháp đối với phát triển quy hoạch đô thị của thị xã Từ Sơn trong giai đoạn hiện nay. Định hướng trong việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Nghiên cứu so sánh vùng văn hoá quê hương nhà Lý với các vùng văn hoá khác thuộc xứ Bắc - Kinh Bắc và các vùng lân cận.

Nghiên cứu vùng quê hương nhà Lý từ tiếp cận địa danh học lịch sử.

Nghiên cứu về biến đổi không gian lịch sử văn hoá, không gian xã hội vùng quê hương nhà Lý trong quá trình đô thị hoá

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án (liệt kê theo trình tự thời gian):

1.     Nguyễn Thị Huệ (2016), “Một số vấn đề về phát triển bền vững di sản văn hoá vật thể ở thị xã Từ Sơn hiện nay”, in trong Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Nghiên cứu phát triển ở Việt Nam: Những vấn đề lý luận, phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQGHN và Trung tâm nghiên cứu Châu Á, ĐHQGHN, tr. 259-270.

2.     Nguyễn Thị Huệ (2017), “Truyền thống hiếu học của người Đông Ngàn, Bắc Ninh”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, ISSN 0866-8655 (393), tr. 33-37

3.      Nguyễn Thị Huệ (2017), “Biến đổi văn hoá làng xã trong quá trình đô thị hoá”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, ISSN 0866-8655 (396), tr. 100-103

4.      Nguyễn Thị Huệ (2017), “Nhận diện vùng văn hoá quê hương nhà Lý”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, ISSN 0866-7667 (20), tr. 55-63.

5.      Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Quang Anh (2018), “Nghiên cứu xác định dòng sông Tiêu Tương cổ (Bắc Ninh) (Qua phương pháp tiếp cận liên ngành)”, Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, ISSN 2354-1172, tập 4, số 3 (2018), tr. 414-427.

 Ngọc Anh - VNU - IVIDES
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   |