Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Việt Hà
Tên đề tài luận án: Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Việt Hà 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 22/11/1989                                            

4. Nơi sinh: Bình Thuận

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định Số 3216/2014/QĐ – XHNV – SĐH ngày 31/12/ 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 3549/QĐ-XHNV, ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc kéo dài thời gian học tập của nghiên cứu sinh.

- Bổ sung giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn cũ: PGS, TS. Phạm Ngọc Anh

Giáo viên hướng dẫn sau khi bổ sung: 1. PGS, TS. Phạm Ngọc Anh

                                                               2. GS, TS. Hoàng Chí Bảo

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

8. Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học                                

9. Mã số: 62.31.02.04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Phạm Ngọc Anh    2. GS, TS. Hoàng Chí Bảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Kế thừa thành quả nghiên cứu của những công trình có trước và trên cơ sở khảo sát những tư liệu tập hợp được, luận án trình bày một cách khái quát quan điểm Hồ Chí Minh về gia đình. Qua đó, thấy được cái mới, cái sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề gia đình.

- Luận án hệ thống hóa các quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa gia đình và những giá trị đặc sắc về xây dựng văn hóa gia đình trong di sản của Người. Trên cơ cở đó, xác định những phương hướng cơ bản để đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng của Người.

Những kết quả trên góp phần bổ sung, phát triển hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về văn hóa gia đình nói riêng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Cung cấp những luận cứ khoa học cho các nhà lãnh đạo, quản lý về công tác gia đình hoạch định đường lối, chính sách, dịch vụ xã hội có liên quan đến gia đìnhvăn hóa gia đình nhằm giúp mỗi gia đình Việt Nam nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa gia đình của chính mình.

- Là tài liệu tham khảo và gợi mở cho những công trình nghiên cứu, giảng dạy, tuyên truyền và giáo dục về tư tưởng Hồ Chí Minh, về văn hóa gia đình…

- Tác giả luận án mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào việc làm phong phú thêm bức tranh nghiên cứu xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Với việc xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam hiện nay và đi vào nghiên cứu di sản Hồ Chí Minh về vấn đề này, đối chiếu với sự vận động của dòng chảy thời gian, chúng ta càng tìm thấy những giá trị lớn lao, độ mở khôn cùng trong hệ thống tư tưởng của Người. Do vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả sau luận án này là tiếp tục đi sâu nghiên cứu các loại hình gia đình; xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng đi vào một loại hình gia đình cụ thể, mà bản luận án này chưa có tham vọng giải quyết.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:  

- Nguyễn Thị Việt Hà (2014), “Phát huy vai trò của gia đình trong giáo dục hiện nay theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Chính trị (5), tr.17-20, 26.

- Nguyễn Thị Việt Hà (2015), “Vai trò người phụ nữ trong gia đình dưới góc nhìn nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Chính trị (7), tr.17-21, 36.

- Nguyễn Thị Việt Hà (2015), “Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của gia đình đối với xã hội – Giá trị và sự vận dụng”, tr.103-115, in trong sách Nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Lại Quốc Khánh (Chủ biên), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Việt Hà (2017), “Xây dựng đời sống văn hóa mới trong gia đình Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận (6), tr.16-20.

- Nguyễn Thị Việt Hà (2017), “Xây dựng tinh thần hiếu học trong gia đình Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học Chính trị (8), tr.27-30.

 Lê Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   |