Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Nhật Linh
Tên đề tài luận án: Sự xâm lược Đại Việt của triều Minh trong bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ XV

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Nhật Linh

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 20 tháng 05 năm 1985

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ ĐHKHXH&NV-SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Sự xâm lược Đại Việt của triều Minh trong bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ XV

8. Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới

9. Mã số: 62 22 03 11

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. Vũ Dương Ninh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về mối liên hệ giữa bối cảnh Đông Á với sự xâm lược Đại Việt của triều Minh; lý giải nguyên nhân dẫn triều Minh chọn Việt Nam làm đối tượng xâm lược trong bối cảnh Đông Á bấy giờ. Luận án đóng góp vào sự nhận thức chính sách ngoại giao, âm mưu và tham vọng của vương triều Minh với Đại Việt nói riêng và với Đông Á, chỉ ra bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược. Luận án đánh giá những tác động và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh xâm lược ấy đối với Đông Á đầu thế kỷ XV, những phản ứng của các nước Đông Á sự kiện này và những ảnh hưởng lâu dài của nó.

Luận án đưa ra những kết lận về tầm quan trọng của Đại Việt trong nền chính trị, kinh tế của Đông Á, theo đó chính sách bành trướng của triều Minh xuống phía Nam đã là một nguyên nhân dẫn đến sự xâm lược của triều Minh ở Đại Việt. Triều Minh đã lợi dụng những xung đột ở Đại Việt và giữa Đại Việt với một số láng giềng làm cái cớ cho cuộc chiến tranh xâm lược. Triều Minh đã bành trướng lãnh thổ của triều Minh bằng quân sự để chiếm đoạt những nguồn lợi kinh tế, chính trị và âm mưu hủy diệt Đại Việt. Điều ấy đã tạo ra những thay đổi không nhỏ trong chính trị và quân sự ở Đông Á, và là cơ sở để triều Minh bành trướng về ảnh hưởng và văn hóa. Một số quốc gia đã nhận thức được thực tế đó và chủ động xây dựng các chính sách để đề phòng. Đại Việt dù phải chịu những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa nhưng đã kháng chiến mạnh mẽ để xây dựng lại nền độc lập lâu dài từ năm 1428.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có):

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.    Nguyễn Nhật Linh (2007),Thương nhân Hồi giáo và quan hệ thương mại giữa Đông Nam Á và Tây Á thế kỷ XV-XVII”, Tạp chí Nghiên cứuĐông Nam Á (6), tr. 63-68.

2.   Nguyễn Nhật Linh (2013), 朝鮮 明越戰爭 (1406-1407) 인식 - 事大政策 확립과 관련하여, 文學碩士學位請求, 韓國學科 (比較史學專攻), 仁荷大學校 大學院, 2013 (Nhận thức của triều đình Triều Tiên về cuộc chiến tranh Minh Việt (1406-1407) – nền tảng của sự xác lập chính sách Sự đại, Luận văn Thạc sĩ Sử học, Khoa Hàn Quốc học, Đại học Inha, Hàn Quốc.

3.   Nguyễn Nhật Linh (2014), Joseon's Understanding of the Ming’s invasion of Dai Viet (1406-1407)”, Hội thảo quốc tế Việt Nam trong Sử học Thế giới, Hà Nội.

4.   Nguyễn Nhật Linh (2014), Cuộc chiến tranh Minh Việt (1406-1407) và những ảnh hưởng của nó đến bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ 15, Đề tài Khoa học cấp Cơ sở, MS: CS.2014.03 (chủ trì).

5.   Nguyễn Nhật Linh (2015), “Hoạt động ngoại giao của sứ giả Đại Việt ở Nam Kinh (1403-1406) và nguồn gốc của cuộc chiến tranh Minh-Việt (1406-1407)”, Hội thảo quốc tế: Tiếp cận liên ngành trong lịch sử đô thị Việt Nam, Hà Nội).

6.   Nguyễn Nhật Linh (2015), Hiểu biết của Triều Tiên về những thay đổi trong quan hệ Minh-Việt (từ 1403 đến 1407)” trong: Một số chuyên đề Lịch sử Thế giới, tập III, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội,  tr. 384-407.

7.   Nguyễn Nhật Linh (2016), “Quan hệ Minh – Đại Ngu trong bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ XV”, trong: Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5, Hà Nội.

8.   Nguyễn Nhật Linh (2017), Quan hệ Việt Nam – Trung Hoa trong bối cảnh Đông Á đầu thế kỷ XV”, trong: Việt Nam trong thế giới đang đổi thay, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 119-148.

9.    Nguyễn Nhật Linh (2017), “Quan hệ ngoại giao của Triều Tiên và Đại Việt với Trung Quốc đầu thế kỷ XV-góc nhìn so sánh”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (12), tr. 23-31.

10. Nguyễn Nhật Linh (2017), “Đại Việt trong chính sách đối ngoại của triều Minh với Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV-đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (12), tr. 37-45.

11.  Nguyễn Nhật Linh (2018), “Chính sách đối ngoại của triều Minh và những thay đổi trong quan hệ ở Đông Á cuối thế kỷ XIV-đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (1) tr. 68-77.

12. Nguyễn Nhật Linh (2018), “Chosŏn’s understanding of Ming-Đại Việt relation”, The Newsletter, International Institute for Asian Studies, No. 79, Spring 2018, tr. 31 (Bài viết từ: Nguyễn Nhật Linh (2017), “Joseon's understanding of Ming – Dai Ngu relation in the early of 15th century”, trong Hội thảo quốc tế: Vietnam and Korea as "Longue Durée" Subject of Comparison: From the Pre-modern to the Early Modern Period, Hà Nội).

13. Nguyễn Nhật Linh (2018), “Đại Việt trong chính sách đối ngoại của triều Minh cuối thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XV”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung Quốc – Việt Nam: Lịch sử, Hiện trạng và Tương lai (中越关系研究历史、现状与未来), Quảng Châu, Trung Quốc, tr. 235-254.

14. Nguyễn Nhật Linh (2008), “Chính sách Sự đại – Sự phản ánh hiểu biết của Triều Tiên về quan hệ Minh-Đại Việt đầu thế kỷ XV”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia: Nghiên cứu Chính sách và Quản lý (2), tr. 57-63.

 Lê Thị Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   |