Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Thị Thu Loan
Tên đề tài luận án: Tiếp nhận văn học Phật giáo Lý - Trần

1. Họ và tên Nghiên cứu sinh:  Phạm Thị Thu Loan 

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh : 03 - 08 – 1979                                         

4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số 3216 / 2014 / QĐ - XHNV- SĐH, ngày 31 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Tiếp nhận văn học Phật giáo Lý - Trần

8. Chuyên ngành      : Lí luận Văn học                        

9. Mã số: 62 22 01 20

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hữu Sơn

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án “Tiếp nhận văn học Phật giáo Lý – Trần”  tổng hợp tư liệu một cách hệ thống các giai đoạn nghiên cứu và các phương thức tiếp nhận văn học Phật giáo Lý - Trần trong nghiên cứu văn học sử. Đặt vấn đề “tiếp nhận văn học Phật giáo Lý - Trần” vào trong qui trình chung của sáng tạo văn học: nhà văn - tác phẩm - độc giả

- Luận án là công trình nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề công chúng văn học Phật giáo với các lý giải về tầm đón đợi, các khoảng cách thẩm mĩ, định hướng tiếp nhận các tác phẩm văn học Phật giáo thời đại Lý - Trần.

- Luận án đặt ra các vấn đề lý thuyết và thực tiễn trong tiếp nhận văn học Phật giáo Lý - Trần nhằm nhận thức được bản sắc riêng biệt của mảng văn học này ở phương diện lý luận như: vấn đề bản chất, mục đích, ý nghĩa của tác phẩm văn học Phật giáo, phẩm chất của hình tượng văn học Phật giáo, đặc trưng ngôn ngữ và hàm ngôn, cái tôi tác giả trong mối quan hệ với độc giả cũng như các đặc điểm, nguồn gốc tư tưởng, khuynh hướng văn học… về văn học Phật giáo Lý - Trần trong tư cách là đỉnh cao tinh hoa nhất của lịch sử văn học Phật giáo dân tộc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Đưa ra những định hướng thực tế về tiếp thu những ảnh hưởng tích cực, nhân văn của văn học Phật giáo Lý - Trần trong công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học Phật giáo tới bạn đọc trẻ tuổi.

13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có)

 14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Phạm Thị Thu Loan (2012), “Hiện tượng âm nhạc Trịnh Công Sơn - Những ảnh hưởng giằng xé của chủ nghĩa hiện sinh và Phật giáo”, Tạp chí Khuông Việt (20), tr. 39 - 44.

-  Phạm Thị Thu Loan (2014), “Tiếp nhận văn học - Một hướng đi trong nghiên cứu văn học Phật giáo Lý - Trần”, Tạp chí Khuông Việt (28), tr. 42 - 48.

-  Phạm Thị Thu Loan (2017), "Ngọn nguồn tư tưởng của văn học Phật giáo Lý - Trần", Tạp chí Khoa học (ĐHSPHN) (11), tr. 55 - 63. 

- Phạm Thị Thu Loan (2017), "Những đặc điểm cơ bản của văn học Phật giáo Lý - Trần”, Tạp chí Khoa học Đại học Hồng Đức (12), tr. 94 -102

- Phạm Thị Thu Loan (2018), “Tinh thần Thiền trong vẻ đẹp của thơ Haiku Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á  (1), tr. 52 - 58.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   |