Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Quang Toan
Tên đề tài luận án: “Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quản lý cây công nghiệp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Quang Toan                            

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:  17/11/1982                                                                      

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3485/QĐ-KHTN-CTSV, ngày 14/9/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Được gia hạn thời gian học tập và bảo vệ luận án đến ngày 31/12/2017 theo các quyết định số: 1034/QĐ-ĐHKHTN ngày 25/4/2017. Quyết định điều chỉnh tên đề tài và cán bộ hướng dẫn khoa học luận án tiến sĩ số 117/QĐ-SĐH ngày 15/01/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.

7. Tên đề tài luận án: “Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quản lý cây công nghiệp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.

8. Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và GIS                              

9. Mã số: 62 .44 .02 .14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:           Hướng dẫn chính: PGS.TS. Phạm Văn Cự

                                                            Hướng dẫn phụ: TS. Bùi Quang Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Xác định được bộ tiêu chí lựa chọn ảnh và phân loại lớp phủ CCNLN sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao trên cơ sở phân tích quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, nông lịch và điều kiện sinh thái CCNLN;

- Đưa ra xu hướng biến động lớp phủ (tập trung vào CCNLN và lớp phủ rừng) giai đoạn 2004 – 2016 khu vực huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở sử dụng các mô hình phân tích hồi quy logistic.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

- Ý nghĩa khoa học: Xác lập những cơ sở khoa học cho ứng dụng của viễn thám và hệ thông tin địa lý trong quản lý CCNLN;

- Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án, đặc biệt là các bản đồ chuyên đề về hiện trạng và biến động diện tích CCNLN thời điểm: 2004, 2011 và 2016 và các kết quả phân tích mối tương quan giữa quy luật biến động diện tích CCNLN với sự biến động lớp phủ rừng huyện Bảo Lâm sẽ là cơ sở khoa học cho việc quản lý CCNLN huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

Cần có thêm các nghiên cứu chi tiết hơn đánh giá các hệ quả về mặt xã hội và môi trường liên quan đến xu hướng biến động CCNLN trong mối quan hệ với biến động lớp phủ rừng hướng tới mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp bền vững tỉnh Lâm Đồng và toàn vùng Tây Nguyên. Đặc biệt các nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong quản lý CCNLN sử dụng ảnh viễn thám đa độ phân giải, đa thời gian. Việc phân tích chuỗi ảnh có độ phân giải về thời gian ngày càng cao và miễn phí như: Landat8, Sentinel-1, 2, 3,... sử dụng các công cụ hiện đại trên nền tảng ứng dụng điện toán đám mây và dữ liệu lớn (big data) sẽ làm tăng tính hiệu quả và độ tin cậy của các nghiên cứu ứng dụng viễn thám và GIS.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

[1] Toan Le Quang (2014), “Research on relationship between average evapotranspiration with forest cover change in Lâm Đồng province of Vietnam”, Nationwide GIS application conference proceedings, pp. 941-954.

[2] Phạm Việt Hòa, Lê Quang Toan, Nguyễn Vũ Giang, Nguyễn Tiến Công, Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2014), “Nghiên cứu ứng dụng ảnh độ phân giải trung bình (MODIS) trong việc theo dõi, giám sát các thông số môi trường ảnh hưởng đến lớp phủ rừng Tây Nguyên”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế về hợp tác khoa học công nghệ và phát triển bền vững nông nghiệp Lâm Đồng-Tây Nguyên; tr 330-339.

[3] Nguyễn Thùy Linh, Lê Quang Toan (2015) Đánh giá sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất so với bản đồ quy hoạch sử dụng đất bằng ảnh SPOT5 (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng)”, Kỷ yếu Hội thảo GIS toàn quốc, NXB Xây dựng Hà Nội; tr. 559-563;

[4] Pham Viet Hoa, Nguyen An Binh, Leon T. Hauser, Nguyen Vu Giang, Nguyen Thi Quynh Trang, Le Quang Toan, Vu Huu Long, Pham Viet Hong, Le Vu Hong Hai, Nguyen Quang Tuan (2017), “Deforestation and drought: integrating remotely sensed indices in a Web-GIS environment for the central highlands of Vietnam”, Proceeding Geo-spatial Technologies and Earth Resources (GTER). ISBN 978-604-913-618-4.

[5] Le Quang Toan, Pham Van Cu, Bui Quang Thanh, Pham Viet Hoa, Vu Huu Long, Nguyen Thi Quynh Trang, Leon Tobias Hauser (2017), “A Hybrid Approach to Improve Classification Accuracy of Mapping Perennial Crops in Bảo Lâm District, Lâm Đồng Province”, International Journal of Geoinformatics, 13(4), pp 25-35.

[6] TOAN, Le Quang; CU, Pham Van; THANH, Bui Quang (2018), “The Trajectories of Perennial Crops Cover Change in Relationship with Forest Cover Change in Bao Lam District, Lam Dong Province”, VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, 34(4), pp 1-10. ISSN 2588-1094. doi: https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4112.

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   |