Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Hương
Tên đề tài luận án: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

1. Họ và tên Nghiên cứu sinh:  Vũ Thị Hương       

 2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh : 04/03/1988                                             

4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận Nghiên cứu sinh số 456 / QĐ-XHNV, ngày 16 tháng 02 năm 2016 của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Thay đổi đề tài luận án

Tên đề tài cũ: Diễn ngôn trong truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam từ sau Đổi mới (Qua truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh, Y Ban và Nguyễn Ngọc Tư)

Tên đề tài mới: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

Thời gian thay đổi: 24/ 4/ 2017

7. Tên đề tài luận án: Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu)

8. Chuyên ngành:  Văn học Việt Nam                    

9. Mã số:  62 22 01 21

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Bích Thu

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã tổng thuật lại các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến các hướng tiếp cận khái niệm diễn ngôn, các hướng nghiên cứu về diễn ngôn và diễn ngôn tính dục trong văn hóa, văn học. Bên cạnh đó luận án đã xác định được nội hàm một số khái niệm như diễn ngôn, tính dục, diễn ngôn tính dục, tiểu thuyết Việt Nam đương đại làm tiền đề lý luận cho luận án. 

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, công phu và nghiêm túc về diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại qua một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Dựa trên lý thuyết về diễn ngôn, luận án soi chiếu, lý giải cặn kẽ các vấn đề văn học đương đại từ sự chi phối của các yếu tố như chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học...Đây là trường tri thức có tác động lớn đến thẩm quyền sáng tạo và thẩm quyền tiếp nhận diễn ngôn văn học trong đó có diễn ngôn về tính dục.

- Từ việc xác lập mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và đi vào khảo sát trực tiếp các tác phẩm được lựa chọn ở đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đã chỉ ra các nhân tố chi phối sự hình thành và vận hành của diễn ngôn tính dục, chức năng và đặc điểm cũng như phương thức kiến tạo của diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Với những phân tích đó, luận án đã khẳng định tính dục là một phương tiện quan trọng giúp các nhà văn đổi mới tư duy về hiện thực, con người cũng như nghệ thuật tiểu thuyết. 

- Luận án tiếp nối và bổ sung thêm một góc nhìn, một hướng nghiên cứu mới về văn học Việt Nam đương đại nói chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng - góc nhìn diễn ngôn. Bởi vì nghiên cứu văn học từ lý thuyết diễn ngôn có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ ra tư tưởng và cá tính của nhà văn, phong cách thể loại và tư duy của một nền văn học. Ở Việt Nam, gần đây nghiên cứu văn học từ góc độ này đã được quan tâm nhất định nhưng vẫn còn nhiều mới mẻ, có sức hấp dẫn và mở ra nhiều triển vọng.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Luận án đưa ra định hướng tiếp cận văn học từ hình thái diễn ngôn, diễn ngôn tính dục. Về mặt nhận thức luận: Luận án sẽ mang đến nhận thức thấu đáo hơn trong quan niệm về vấn đề tính dục. Với giá trị khoa học và thực tiễn trên luận án góp phần mở rộng và bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức ở một số nội dung cụ thể như: tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đổi mới, diễn ngôn, diễn ngôn tiểu thuyết, diễn ngôn tính dục, văn hóa tính dục…

13.  Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn mỹ học tính dục.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Vũ Thị Hương (3/2017), “Truyện ngắn Y Ban từ góc nhìn diễn ngôn tính dục”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (3), tr.37 – 41.

- Vũ Thị Hương (4/2018), “Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (4), tr. 65 - 75.

- Vũ Thị Hương (4/2018), “Ngôn ngữ tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (4), tr.104 – 108. 

- Vũ Thị Hương (5/2018), “Nhân vật dục tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư (3), tr.94 – 99.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   |