Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Diệu Hương
Tên đề tài luận án: Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Diệu Hương        

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh:     19/12/1983                                                       

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

Văn bản kéo dài thời gian học tập số 4619/QĐ-XHNV ngày 29  tháng 12 năm 2016 (gia hạn đến hết tháng 6 năm 2017); Văn bản kéo dài thời gian học tập số 3550/QĐ-XHNV ngày 29 tháng 12 năm 2017 (gia hạn đến hết tháng 3 năm 2018).

7. Tên đề tài luận án:  Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam

8. Chuyên ngành: Tâm lý học;                                       

9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Hữu Thụ, giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về phương diện lý luận

Kế thừa những quan điểm của các nhà tâm lý học trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi quan niệm rằng: Tính cộng đồng là đặc điểm tâm lý nổi trội của cá nhân, nhóm xã hội hướng tới giá trị, mục đích chung thể hiện qua niềm tin, thái độ và hành động tương tác, ứng xử của họ; Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ là đặc điểm tâm lý nổi trội của các nhà kinh doanh hướng tới các giá trị, mục đích chung có tuổi đời từ 18 tuổi đến 40 tuổi bỏ vốn, đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó nhằm tạo ra lợi nhuận và hướng tới giá trị, mục đích chung thể hiện qua niềm tin, thái độ và hành động tương tác, ứng xử của họ.

Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam biểu hiện qua ba mặt: niềm tin, thái độ và hành động ứng xử. Ba mặt biểu hiện này có tính liên hệ biện chứng, khách quan, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau của các thành tố trong tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam.

Về phương diện thực tiễn

Kết quả nghiên cứu thực tiễn ở ba khía cạnh (tính cộng đồng của doanh nhân trẻ biểu hiện qua niềm tin, thái độ, hành động ứng xử) ở Hà Nội và Hải Phòng cho phép đưa ra hai kết luận khái quát khẳng định giả thiết nghiên cứu:

- Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam biểu hiện ở mức trung bình. Điều này là phù hợp với giả thuyết nghiên cứu đưa ra trong luận án.

- Tính cộng đồng này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố khách quan (cụ thể là yếu tố điều kiện kinh tế, năng lực, nguồn lực tài chính của doanh nghiệp) là quan trọng nhất. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nhân trẻ Việt Nam phải cân đối điều kiện nguồn lực, năng lực tài chính của doanh nghiệp trước khi có sự ủng hộ, hợp tác, tương trợ giúp đỡ xã hội và người khác. Điều này tác động rất nhiều đến tính cộng đồng của họ.

Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ được thể hiện qua các mặt cụ thể:

+ Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam biểu hiện qua niềm tin đối với xã hội, đối với cộng đồng doanh nhân trẻ, đối với khách hàng và người lao động ở mức trên trung bình. Cùng với doanh nghiệp của mình, doanh nhân trẻ góp phần không nhỏ vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm, thu nhập cho hàng triệu người lao động, ổn định xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường hội nhập với khu vực và thế giới. Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ thể hiện qua niềm tin ở mức trên trung bình.

+ Từ khía cạnh thái độ, xúc cảm/tình cảm, tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam cũng thể hiện ở mức cao. Nhiều doanh nhân trẻ không vui khi chia sẻ kiến thức kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thị trường, cơ hội kinh doanh với các đồng nghiệp. Phần lớn các doanh nhân trẻ chưa thực sự phấn khởi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ thể hiện qua thái độ ở mức cao.

+ Từ khía cạnh hành động ứng xử, tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam thể hiện ở mức trung bình: họ vẫn chưa thực hiện đầy đủ mọi quy định của pháp luật về việc không xả thải nước, không khí chưa được xử lý ra môi trường xung quanh; Họ vẫn còn những hạn chế trong đấu tranh chống các hành vi kinh doanh lệch chuẩn (trốn thuế, làm hàng giả, buôn bán hàng cấm…); Hành động thể hiện tính cộng đồng của doanh nhân trẻ trong quan hệ với khách hàng và người lao động: việc chia sẻ khó khăn, quan tâm, bảo đảm quyền lợi của người lao động, khách hàng cho thấy quan hệ mang tính cộng đồng thể hiện ở mức trung bình, không “vô tư” mà mang tính chất trao đổi, cùng có lợi, “tính toán” nhiều hơn. Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ thể hiện qua hành động ở mức trung bình.

Đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội nhằm tăng cường tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam như: 1. Sửa đổi, bổ sung chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp trẻ phù hợp hơn; 2. Củng cố, tăng cường hoạt động của Hội Doanh nghiệp Trẻ thông qua các hoạt động như hội thảo, tọa đàm.. và kết nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm nâng cao năng lực và ảnh hưởng của Hội Doanh nghiệp Trẻ; 3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân.

12. Khả năng ứng dụng trong  thực tiễn: (nếu có)

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (nếu có)

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Nguyễn Diệu Hương (2016), “Tiếp cận tính cộng đồng: Những bàn luận và nghiên cứu về tính cộng đồng ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội (7), tr.35-41.

2. Nguyễn Diệu Hương (2017), “Nhận thức của doanh nhân trẻ Việt Nam về tính cộng đồng qua đánh giá vai trò và trách nhiệm xã hội của doanh nhân”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (4), tr.118-126.

3. Nguyễn Diệu Hương (2018), “Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam thể hiện qua thái độ”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (8), tr.43-52.

4. Nguyễn Diệu Hương (2018), “Tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam thể hiện qua hành động ứng xử”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (9), tr.14-23.

5. Nguyễn Diệu Hương (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng tới tính cộng đồng của doanh nhân trẻ Việt Nam”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (10), tr.31-38.

 Thanh Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   |