Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Đào Bảo Ngọc
Tên đề tài luận án: Quản trị địa phương ở các nước châu Âu: nghiên cứu trường hợp Anh, Pháp, Đức và việc tiếp thu kinh nghiệm cho Việt Nam.

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đào Bảo Ngọc

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 06/09/1977;  

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 5385/QĐ-ĐHQGHN, ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quyết định số 1284/QĐ-KL ngày 31/12/2015 của Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN về việc phân công người hướng dẫn khoa học và tên đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 365/QĐ-KL ngày 30/06/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN về việc thay đổi giáo viên hướng dẫn

7. Tên đề tài luận án: Quản trị địa phương ở các nước châu Âu: nghiên cứu trường hợp Anh, Pháp, Đức và việc tiếp thu kinh nghiệm cho Việt Nam.

8. Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

9. Mã số: 9 38 01 01. 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS.Nguyễn Thị Việt Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận, Luận án đã làm sáng tỏ vị trí của quản trị địa phương trong hệ thống quản trị quốc gia và quản lý kinh tế - xã hội trên cơ sở tư tưởng xuyên suốt của Luận án là coi địa phương vừa là một phần lãnh thổ quốc gia, vừa là địa bàn sinh sống của từng cộng đồng dân cư với những lợi ích, truyền thống, lợi thế và cả sự bất lợi thế khác nhau và sự thịnh vượng của từng địa phương làm nên sự thịnh vượng chung của cả nước. Từ đó, cần tạo dựng và khẳng định cho được cơ chế quản trị nhằm thúc đẩy mục tiêu đó, với hai hợp phần cơ bản là cơ chế tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương và cơ chế quan hệ đúng đắn.

Điểm mới chủ yếu nhất của Luận án là lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện lịch sử hình thành, phát triển các hệ thống quản trị địa phương ở Anh, Pháp, Đức; tìm hiểu, phân tích và đánh giá các lý thuyết và quan điểm khoa học về quản trị địa phương, về các cuộc cải cách quản trị địa phương ở ba nước Anh, Pháp, Đức với tính cách là ba quốc gia với ba hệ thống quản trị địa phương tiêu biểu không chỉ ở châu Âu mà cả trên thế giới. Từ đó, đối chiếu với các giá trị, các điều kiện và nhu cầu đổi mới, cải cách quản trị địa phương của Việt Nam.

Điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng đòi hỏi của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu về vấn đề này là phải từng bước tiến tới khẳng định quyền tự chủ của địa phương, trước hết là tự chủ về tài sản, về ngân sách và các mặt tự chủ khác, trách nhiệm của chính quyền địa phương trước nhân dân địa phương; giảm thiểu tối đa sự can thiệp của chính quyền TW đối với địa phương; phân quyền rành mạch, phát huy tối đa sự chủ động sáng tạo của địa phương cộng với sự hỗ trợ của TW đối với địa phương và sự phối hợp, hợp tác giữa các địa phương với nhau. Xây dựng cơ chế quan hệ thông suốt, bình đẳng, minh bạch giữa TW với địa phương và giữa các cấp địa phương với nhau, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực vừa chặt chẽ, vừa minh bạch và dân chủ, phản ánh đúng tính chất của mối quan hệ đó.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Một trong những kết quả có ý nghĩa thực tiễn mà Luận án là khả năng sử dụng những kết quả đó vào hoạt động lập hiến, lập pháp, góp phần bổ sung tài liệu nghiên cứu và giảng dạy về lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, về luật hiến pháp, luật hành chính.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Vấn đề về mối quan hệ giữa các yếu tố chính trị và quản trị trong quản trị địa phương.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Đào Bảo Ngọc (2016), “Chính quyền địa phương ở Vương quốc Anh và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 2),  tr.77-82

- Đào Bảo Ngọc (2016), “Anh, EU và những tác động hậu trưng cầu dân ý Brexit”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 6). tr.10-19

- Đào Bảo Ngọc (2018), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay – bài học từ nghiên cứu lịch sử và so sánh kinh nghiệm một số quốc gia châu Âu”, Tạp chí Khoa học pháp lý (số 5), tr.17-24

- Đào Bảo Ngọc (2018), “Cở sở pháp lý và vai trò của tự quản địa phương trong quản lý phát triển xã hội bền vững ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”  Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (số 6), tr.82-92.

- Đào Bảo Ngọc (2018), “Quản trị địa phương ở một số quốc gia châu Âu: góc nhìn lịch sử, lý luận và tham chiếu với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 7), tr.78-84 

 Cấn Hương - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   |