Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thị Tố Uyên
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)

1.   Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Tố Uyên

2.   Giới tính: nữ

3.   Ngày sinh: 19/ 05/ 1985

Nơi sinh: Vĩnh Phúc

4.   Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ- XHNV-SĐH; ngày 30 tháng 12 năm 2013.

5.   Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

-        Thay đổi đề tài nghiên cứu, Quyết định số 3811/ QĐ-XHNV, ngày 15/11/2016.

+ Tên đề tài cũ “Nghiên cứu những hành động cầu khiến tiếng Việt không có động từ ngôn hành tương ứng biểu thị”

+ Tên đề tài mới “Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)”

-        Gia hạn đào tạo 01 năm, văn bản gia hạn số 4619/QĐ-XHNV ngày 29/12/2016.

6.   Tên đề tài luận án: Nghiên cứu sự tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi)

7.   Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

8.   Mã số: 62 22 02 40

9.   Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Thanh Lan

10. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu mới của luận án:

     Luận án có một số kết quả nghiên cứu mới như sau:

-        Luận án đã nghiên cứu hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (TNNN) đặt trong sự so sánh với trẻ bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ TNNN đã biểu đạt được khá đa dạng các tiểu loại hành động cầu khiến (HĐCK), gồm 08 tiểu loại trong đó hai hành động có tần suất xuất hiện nhiều nhất là hành động yêu cầuđề nghị trong quá trình tương tác với giáo viên và bạn bè xung quanh trẻ ở cả hai phương thức trực tiếp lẫn gián tiếp. Trẻ tiếp nhận HĐCK qua nhiều kênh, không chỉ qua lời nói mà còn thông qua các giao tiếp phi lời nói như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong những tình huống giao tiếp cụ thể.   

-        Ở phương thức cầu khiến (CK) trực tiếp, trẻ TNNN nói riêng và trẻ em nói chung rất hiếm khi sử dụng biểu thức ngôn hành CK tường minh trong giao tiếp. Trong các phát ngôn của trẻ chủ yếu sử dụng các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực tại lời.

-        Phương thức CK gián tiếp cũng được trẻ TNNN sử dụng, đề nghị gián tiếp là tiểu loại được trẻ sử dụng nhiều nhất trong tổng số các kiểu CK gián tiếp. Phát ngôn đề nghị gián tiếp được trẻ biểu đạt ở dạng hỏi – đề nghị và trần thuật – đề nghị, trong đó, hành động trần thuật – CK được xem như là lời mách của trẻ nhằm chỉ rõ sự việc và tạo động cơ để thúc đẩy người nghe thực hiện sự việc tiếp theo.

-        Khả năng tiếp nhận và biểu đạt này ở trẻ TNNN phụ thuộc phần lớn vào khả năng hiện tại của trẻ, mức độ ảnh hưởng của sự khiếm khuyết và yếu tố độ tuổi không đóng vai trò quyết định, các khiếm khuyết của trẻ cần được khắc phục càng sớm càng tốt.

-        Kết quả thực nghiệm cho thấy một số biện pháp được đề xuất là cần thiết và phù hợp, tuy nhiên cần mở rộng trên đối tượng trẻ khác nhau ở nhiều độ tuổi và môi trường giao tiếp khác nhau.

11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): ứng dụng trong việc hỗ trợ cá nhân trẻ thiểu năng ngôn ngữ phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt HĐCK thông qua một số biện pháp trợ giúp phù hợp.

12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): áp dụng một số kỹ thuật đặc thù về phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (3-6 tuổi).

13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Lê Thị Tố Uyên (2013), “Cách biểu hiện hành động hỏi – đề nghị trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (6), tr. 55–62.

2.   Lê Thị Tố Uyên (2013), Bàn về khái niệm “khuyết tật ngôn ngữ” trong giáo dục đặc biệt”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (12), tr.48–50.

3.    Lê Thị Tố Uyên (2014), “Mối quan hệ giữa khuyết tật ngôn ngữ sớm và khó khăn về đọc”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học – NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tháng 11, tr. 300305.

4.   Lê Thị Tố Uyên (2015), “Sự tiếp nhận ngôn ngữ kí hiệu của trẻ điếc trong môi trường gia đình”,  Kỷ yếu Hội thảo 20 năm giáo dục học sinh khuyết tật Việt Nam, tháng 12, tr. 506-510.

5.   Lê Thị Tố Uyên (2016), “Khuyết tật ngôn ngữ và xu hướng đánh giá trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong giáo dục”, Tạp chí Khoa học Giáo dục – số đặc biệt (11), tr. 6470.

6.   Lê Thị Tố Uyên (2017), “Một số vấn đề ngôn ngữ trẻ em: hành động ngôn từ và hành động cầu khiến”, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống (258), tr. 5763.

7.   Lê Thị Tố Uyên (2017), “Sự biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ em (3-6 tuổi), Tạp chí Dạy và học ngày nay (8), tr. 27–30.

8.   Lê Thị Tố Uyên, Phạm Văn Lam, Phạm Thị Bền, Bùi Thế Hợp (2017),  “Công cụ đánh giá kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ của trẻ khuyết tật cấp tiểu học”, Kỷ yếu Hội thảo Trị liệu lời nói, ngôn ngữ và giao tiếp: Đánh giá và hỗ trợ trong giáo dục hòa nhập– ĐH. Sư phạm Hà Nội, tháng 11, tr. 7581.

9.   Lê Thị Tố Uyên (2018), “sự biểu đạt hành động cầu khiến của trẻ thiểu năng ngôn ngữ (đặt trong sự so sánh với trẻ bình thường)”, Tạp chí Ngôn ngữ (4), tr. 70-80.

10. Lê Thị Tố Uyên, Đỗ Long Giang (2018), “Phát triển khả năng tiếp nhận và biểu đạt hành động cầu khiến cho trẻ khiếm thính (3-6 tuổi) qua trò chơi đóng vai, Dạy và học ngày nay, tháng 4, 2018, tr. 20-26.

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   |