Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Thị Thanh Vân
Tên đề tài Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm tên gọi thương phẩm Trà và Rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thanh Vân           

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 13/10/1989                                                        

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 2024/QĐ-ĐHNN ngày 16/ 12/ 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Chỉnh sửa tên đề tài luận án

Tên đề tài luận án được giao trước khi chỉnh sửa:

汉语语茶酒二类商品名称特点研究

Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm tên gọi thương phẩm Trà và Rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa theo Quyết định số 274/QĐ-ĐHNN ngày 10/01/2019:

Bằng ngoại ngữ: 汉语语茶酒二类商品名称特点研究

Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm tên gọi thương phẩm Trà và Rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt

7. Tên đề tài luận án:

Bằng ngoại ngữ: 汉语语茶酒二类商品名称特点研究

Bằng tiếng Việt: Nghiên cứu đối chiếu đặc điểm tên gọi thương phẩm Trà và Rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc

9. Mã số: 9220204.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Văn Khang

11. Tóm tắt các kết quả của luận án:

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã rút ra một số các kết luận chính như sau:

Cùng với sự phát triển của xã hội, quan hệ thương mại hình thành và ngày càng mở rộng. Tên thương phẩm cũng phát triển cùng với sự phát triển của thị trường hàng hóa. Định danh hàng hóa dần dần trở thành môn học liên quan mang tính tổng hợp của nhiều ngành khoa học như ngôn ngữ văn tự học, ký hiệu học, dân tộc học, mỹ học, văn hóa xã hội học, dân tộc học, tâm lý học ... Trong đó, tên gọi hai loại thương phẩm trà và rượu phong phú đa dạng, có thể coi là tiêu biểu cho tên gọi của các loại hàng hóa. Luận án này sử dụng các phương pháp nghiên cứu như  tổng hợp tư liệu, khảo sát, thống kê, phân tích và so sánh đối chiếu, để tiến hành nghiên cứu đặc điểm tên gọi hai loại thương phẩm tiếng Hán và tiếng Việt. Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo ra, chia làm ba chương. Chương 1 nhan đề là Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chương này chủ yếu là tổng kết lại các thành quả nghiên cứu có liên quan ở Trung Quốc và Việt Nam, từ đó đưa ra ý kiến đánh giá của mình. Trên cơ sở đó khái quát lại các vấn đề lý luận có liên quan như định danh, nhất là định danh thương phẩm, khái niệm về hàng hóa, thương hiệu, tu từ và lý luận về đối chiếu ngôn ngữ, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho luận án. Chương 2 nhan đề Đặc điểm ngôn ngữ của tên gọi hai loại thương phẩm chè và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chương này chủ yếu là khảo sát và phân tích các bình diện như ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa, thủ pháp tu từ và cơ sở định danh của chè và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt, từ đó làm nổi rõ đặc điểm cũng như những tương đồng và khác biệt về mặt ngôn ngữ của tên gọi chè và rượu trong hai ngôn ngữ. Chương 3 nhan đề Hàm ý văn hóa dân tộc và giá trị ứng dụng trong tên gọi chè và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt. Chương này chủ yếu là làm rõ đặc trưng văn hóa dân tộc ẩn chứa trong tên gọi chè và rượu tiếng Hán và tiếng Việt cũng như những tương đồng và khác biệt giữa chúng. Từ đó khẳng định, chè và rượu với tư cách là hàng hóa, tính nghệ thuật và giá trị ứng dụng trong phép định danh của nó là rất nổi bật. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, đặc điểm ngôn ngữ trong tên gọi của chè và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt có nhiều điểm tương đồng và khác biệt, nổi bật nhất là tên chè và rượu trong tiếng Hán phong phú đa dạng hơn nhiều so với tiếng Việt. Tính đa dạng không chỉ thể hiện ở số lượng nhiều, mà cơ sở định danh cũng phong phú hơn. Thành phần cấu tạo nên tên gọi chè và rượu Trung Quốc ngoài thành tố chung ra còn có hai, ba thành tố chuyên biệt. Tên gọi của chè và rượu trong tiếng Hán giàu tính hình tượng, nhưng trong tiếng Việt thì khá đơn thuần, cơ sở định danh của tên chè và rượu chủ yếu là nơi sản xuất và nguyên liệu chế biến. Tên gọi chè và rượu trong tiếng Hán và tiếng Việt phản ánh sinh động hàm ý văn hóa truyền thống và đặc điểm ngôn ngữ của nhân dân hai nước Trung Việt.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề đặt tên thương phẩm, trước hết là trà và rượu.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào quá trình nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hán, trước hết là biên soạn giáo trình.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

   Nghiên cứu về định danh thương phẩm đồ uống trong tiếng Hán và tiếng Việt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. TS. Ngô Minh Nguyệt – ThS.NCS.Phạm Thị Thanh Vân (2015), Đặc điểm tên gọi các loại rượu của Trung Quốc, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 10 (240)/ 2015: tr61 – tr65 (ISSN: 0868 - 3409).

2. ThS.NCS. Phạm Thị Thanh Vân (2016), Đặc điểm tên trà trong tiếng Hán và tiếng Việt, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ Quân sự, số 4 tháng 11/2016: tr42 – tr47 (ISSN 2525-2232).

3. ThS.NCS. Phạm Thị Thanh Vân (2017), Về thủ pháp tu từ trong tên chè Trung Quốc trong sự so sánh với tên chè Việt Nam. Tuyển tập Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia dành cho HVCH & NCS lần thứ nhất, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: tr683 – tr688 (ISBN: 978-604-62-9306-4).

4. ThS.NCS. Phạm Thị Thanh Vân (2018), Đặc điểm định danh của tên các loại rượu trong tiếng Trung và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 - 2018: tr57 – tr65 (ISSN 0866 -7519).

 Cầm Tú Tài
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   |