Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Lan Anh
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Lan Anh

2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 19/09/1974        

4. Nơi sinh: Tuyên Quang

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:     3684/2015/QĐ-XHNV, ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam

8. Chuyên ngành:   Hán Nôm           

9. Mã số: 62 22 01 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã đưa ra khái niệm Tạo lệ và văn bia Tạo lệ, nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về toàn bộ số lượng đơn vị thác bản văn bia Tạo lệ Việt Nam hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (viết tắt :VNCHN).

- Dựa trên những thác bản văn bia do Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội (viết tắt: EFEO) và VNCHN sưu tầm, hiện còn lưu giữ tại VNCHN; luận án đã thống kê được 90 đơn vị kí hiệu văn bia Tạo lệ với 185 mặt thác bản, xuất hiện ở các thế kỉ XVII-XIX, phân bố chủ yếu ở 12 tỉnh thành từ Nghệ An trở ra Bắc, mật độ chủ yếu tập trung ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Văn bia Tạo lệ được tạo dựng chủ yếu ở các di tích chùa, đền, miếu, điện, đình, lăng mộ, từ đường, v.v….

- Qua việc nghiên cứu văn bia Tạo lệ Việt Nam, luận án đã góp phần chỉ rõ phương thức quản lí nhà nước đối với các di tích thuộc hàng “trọng điểm” vào thời Trung đại bao gồm các nội dung: ban hành văn bản, qui trình, đối tượng được ban cấp Tạo lệ, vai trò của bộ máy quan liêu với việc ban cấp này. Tiếp đến là sự thống nhất trong việc quản lí và khai thác di tích, trách nhiệm của chính quyền địa phương, những điều lệ qui định về việc thờ cúng đối với dân Tạo lệ. Từ đây rút ra những kết quả của việc thực hiện chính sách Tạo lệ.

- Luận án đã chỉ ra những ảnh hưởng của chế độ ban cấp Tạo lệ tới một số bình diện xã hội Việt Nam các thế kỉ XVII-XIX. Đó là những lợi ích về mặt kinh tế như miễn thuế khóa, các hạng mục liên quan tới đời sống dân sinh, những đặc quyền như chế độ sở hữu ruộng đất, đê điều thủy lợi, v.v… Đó là sự phản ánh đời sống văn hóa- xã hội, thể hiện sự tôn vinh đối với di tích, sự gắn kết các cá nhân và tập thể trong mỗi cộng đồng, những thông tin về lịch sử của di tích, hành trạng của người có công, vai trò của phụ nữ đối với vấn đề ban cấp Tạo lệ,…là những tư liệu rất có ý nghĩa trong việc góp phần nghiên cứu đời sống văn hóa xã hội của các giai tầng ở phường xã Việt Nam thời trung đại. Việc nghiên cứu văn bia Tạo lệ hết sức có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đặc biệt là những phương thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trong xã hội đương đại.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận án có thể được chuyển thành sách chuyên khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu chuyên sâu về nội dung văn bia phản ánh sinh hoạt làng xã thời Trung đại.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Vũ Thị Lan Anh (2014), “Danh mục văn bia có nội dung ghi chép việc Tạo lệ tại VNCHN”, Thông báo Hán Nôm học, NXB Thế giới, tr.19- 27.

2. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Bia Tạo lệ đền  thờ Đỗ Thế Giai ở xã Đông Ngạc”, Thông báo Hán Nôm học, NXB Thế giới, tr. 19- 26.

3. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Bia Tạo lệ ở các di tích thờ Sĩ Nhiếp trong mối quan tâm của nhà nước phong kiến đối với các di tích đặc biệt”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Vùng văn hóa Luy Lâu và công tác phát triển ngành du lịch ở Bắc Ninh, do Liên hiệp hội Khoa học và Kĩ thuật Bắc Ninh tổ chức (tài liệu lưu hành tại hội thảo), tr. 32-37.

4. Vũ Thị Lan Anh (2015), “Văn bia Tạo lệ - những khảo cứu bước đầu”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 33-46.

5. Vũ Thị Lan Anh (2017), “Vai trò của những nữ thân tộc triều Lê Trung hưng với việc ban cấp Tạo lệ nhìn từ tư liệu văn bia”, Tạp chí Hán Nôm (4), tr. 57-69.

6. Vũ Thị Lan Anh (2017),Một số văn bản Cổ chỉ hiện còn trong thư tịch Hán Nôm liên quan đến việc chuẩn cấp Tạo lệ đền thờ vua Đinh, vua Lê”. Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện Nghiên cứu Hán Nôm năm 2017, NXB Thế giới, tr. 669-680.

7. Vũ Thị Lan Anh (2018), “Tổng quan nguồn tư liệu Cổ chỉ ghi việc ban cấp Tạo lệ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm”, Tạp chí Hán Nôm (2), tr. 54-69.

8. Vũ Thị Lan Anh (2018), “Một số bản sắc chỉ ban cấp Tạo lệ phụng thờ Tản Viên Sơn quốc chúa Tam vị Đại vương”, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia có phản biện Nghiên cứu Hán Nôm 2018, NXB Thế giới, tr. 169-181.

 

 Tân Lê - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   |