Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trịnh Tuấn Toàn
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® Identifiler® Plus Kit) của một số tộc người Việt Nam để ứng dụng trong giám định ADN"

. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Tuấn Toàn               

2.Giới tính: Nam

3. Ngày sinh:     09/10/1974                                               

4. Nơi sinh: Hoài Đức, Hà Nội

5. Quyết định công nhận  nghiên cứu sinh: Số 5713/QĐ-ĐHKHTN ngày 19/12/2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc trưng tần suất alen hệ nhận dạng STR (AmpFlSTR® Identifiler® Plus Kit) của một số tộc người Việt Nam để ứng dụng trong giám định ADN"

8. Chuyên ngành: Hóa sinh học                                        

9. Mã số: 62420116

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy; Hướng dẫn phụ: PGS.TS. Trịnh Hồng Thái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Đã thu thập và phân tích ADN bằng bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® Plus của 13.396 mẫu máu của các cá thể không có quan hệ huyết thống của 9 tộc người có số dân đông nhất tại Việt Nam.

-  Đã phân tích, xác định được tần suất alen thuộc 15 locus STR bằng bộ kít AmpFlSTR® Identifiler® Plus của 9 tộc người có số dân đông nhất sinh sống tại Việt Nam, đủ điều kiện để sử dụng cho giám định ADN hình sự, thông qua đó đã xác định được:

+ 54 alen tần suất thấp hiện chưa có trong thang alen chuẩn quốc tế trên tất cả các tộc người được nghiên cứu khảo sát.

+   Trên cơ sở tính khoảng cách di truyền (D) và lập cây phát sinh chủng loại có thể nhận xét: tộc người Kinh ba miền Bắc, Trung, Nam có quan hệ gần nhau nếu áp dụng trong phân tích ADN trong truy nguyên cá thể và xác định huyết thống cha con. Các tộc người Mường, Tày, Nùng thành một nhóm có quan hệ gần với người Kinh; tộc người Hoa, tộc người Thái và tộc người Khmer có khoảng cách di truyền xa hơn. Tộc người H’mông và Dao tách thành hai nhóm riêng, khác biệt nhau và khác biệt với các tộc người còn lại.

+   Đã xác định các locus có hiệu quả cao trong truy nguyên cá thể đối với người Việt Nam là FGA, D2S1338, D18S51, D8S1179, D19S433. Các locus có hiệu quả thấp trong truy nguyên cá thể là TPOX, CSF1PO, TH01, D3S1358.

- Đã xây dựng được Bảng tính chỉ số truy nguyên cá thể, quan hệ huyết thống và bước đầu áp dụng vào thực tế giám định ADN.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn

Áp dụng tần suất alen của 9 tộc người có số dân đông nhất tại Việt Nam bao gồm: Kinh, Tày, Thái, Mường, Khmer, Hoa, Nùng, H’mông và Dao vào công tác giám định ADN cho lực lượng Kỹ thuật hình sự toàn quốc.

13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo

- Một số alen có tần suất thấp đặc trưng cho các tộc người Việt Nam cần tiếp tục được nghiên cứu.

- Cần mở rộng nghiên cứu xác định tần suất alen của 15 locus STR ở các tộc người khác đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam (ngoài 9 tộc người đã nghiên cứu) như tộc người Gia Rai, Ê Đê và Ba Na,...

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án

[1] Nguyễn Quang Vinh, Trịnh Tuấn Toàn, Phan Diệu Linh, Phạm Quang Khải, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Quang Huy (2014), "Xác định alen hiếm 9.1 ở locus D7S820 trong ADN ở người Việt bằng bộ kit Identifiler Plus", Tạp chí khoa học - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T.30(6S-C), tr.618-625.

[2] Trịnh Tuấn Toàn, Phạm Ngọc Sơn, Đỗ Hoài Nam, Lê Thanh Cừ, Lương Thị Phúc, Nguyễn Quang Huy, Trịnh Hồng Thái (2015), "Tần suất alen STR của 15 locus gen hệ Identifiler của quần thể người Tày và người Khmer Nam Bộ", Tạp chí Khoa học - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ T.31(4S), tr.437-444.

[3] Trịnh Tuấn Toàn, Hà Quốc Khanh, Vũ Lê Lợi, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Quang Huy (2017), "Nghiên cứu đa dạng haplotype Y- STR của quần thể ngẫu nhiên ở người Kinh Việt Nam", Tạp chí Khoa học - Khoa học tự nhiên và Công nghệ T.33(2S), tr.212-218.

[4] Trịnh Tuấn Toàn, Hà Quốc Khanh, Nguyễn Văn Huy, Nguyễn Quang Huy (2018), Tần suất alen của các locus STR hệ Powerplex Fusion của quần thể người Kinh (Việt Nam), Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Công nghệ sinh học toàn quốc 2018, ISBN 978-604-913-759-4, tr.133-137.

 Chu Đức - VNU - HUS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   |