Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Anh Cường
Tên đề tài luận án: Tứ Thư, Ngũ Kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Cường        

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 08/03/1976                                      

4. Nơi sinh: Thanh Hoá

 5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:     2999/2013/QĐ-XHNV, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

7. Tên đề tài luận án: Tứ Thư, Ngũ Kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919

8. Chuyên ngành:   Hán Nôm            

9. Mã số: 62 22 01 04

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS.TS Phạm Văn Khoái

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Về mặt lý luận, trên cơ sở tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu, luận án đặt Tứ Thư, Ngũ Kinh trong mối quan hệ với các vấn đề cơ bản trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán, từ đó góp phần làm sáng rõ một số nội dung như:

- Nghiên cứu về Tứ Thư, Ngũ Kinh góp phần làm sáng rõ vị trí và vai trò của giáo dục Hán văn và giáo dục bằng Hán văn cho yêu cầu phân môn trong tổng thể một chương trình giáo dục nói chung trên phương diện phép học và phép thi.

- Nghiên cứu về Tứ Thư, Ngũ Kinh góp phần làm sáng rõ một số tính chất và đặc điểm cơ bản của chương trình khoa cử cải lương, nhất là tính quá độ và chuyển đổi của chương trình giáo dục này.

- Nghiên cứu về Tứ Thư, Ngũ Kinh cũng góp phần làm sáng rõ quá độ chuyển đổi về văn hóa ở Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XX.

Về mặt thực tiễn, luận án bước đầu gợi mở những ý tưởng về cải cách giáo dục trong tình hình giáo dục ở nước ta hiện nay bao gồm các phương diện về phép học cũng như phép thi ở các cấp học khác nhau.

Với ngành Hán Nôm (cả trên phương diện đào tạo và nghiên cứu), luận án góp phần gợi mở cho công tác điều chỉnh cách thức biên soạn giáo trình, bài giảng cũng như phương pháp giảng dạy các môn học về kinh điển Nho gia nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn của chương trình đào tạo ngành Hán Nôm ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: luận án có thể được chuyển thành sách chuyên khảo, hỗ trợ biên soạn bài giảng, giáo trình phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này bước đầu góp phần khẳng định vị trí, vai trò, giá trị của Tứ Thư, Ngũ Kinh trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán ở giai đoạn quá độ, chuyển đổi nhưng đồng thời cũng gợi mở định hướng cho những phát triển tiếp theo chuyên sâu trong tương lai về hệ thống văn thể, tính thời vụ về nội dung của văn thể, tính tương đồng dị biệt giữa các nước đồng văn ở khu vực có dùng chung khoa cử chữ Hán.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1.   Lê Văn Cường (2018), “Toát yếu Thượng Thư - Cách thức biên soạn sách giáo khoa Hán văn theo định hướng phân môn trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử”, Nghiên cứu Hán Nôm năm 2018 (Kỷ yếu Hội thảo cấp Quốc gia có phản biện), NXB Thế giới, Hà Nội, tr. 234 - 245.

2.     Lê Văn Cường (2017), “Tứ Thư, Ngũ Kinh trong chương trình cải lương giáo dục Khoa cử 1906 - 1919 trên phương diện học pháp và thí pháp”, Tạp chí Hán Nôm (1), tr. 28 - 38.

3.   Lê Văn Cường (2016), “Phương thức vựng biên sách Mạnh tử trong Chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 - 1919”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia, 30 năm đổi mới nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật và Hán Nôm, thành tựu - vấn đề - triển vọng, NXB ĐHQGHN, tr. 162 - 177.

4.   Lê Văn Cường (2015), “Giáo khoa thư Hán Nôm trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1906 - 1919) lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Thư viện Việt Nam (2), tr. 71 - 74.

5.   Lê Văn Cường (2015), “Sơ khảo hệ thống sách giáo khoa chữ Hán trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử những năm đầu thế kỷ XX”, Hội nghị khoa học cán bộ trẻ và Học viên SĐH năm 2015 - Nghiên cứu liên ngành trong KHXH & Nhân văn Tiếp cận từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, NXB ĐHQGHN, Hà Nội, tr. 534 - 548.

 Tân Tân - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   |