Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Hữu Tiệp
Tên đề tài: Phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hữu Tiệp                                      2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 13/08/1989                                                                        4. Nơi sinh: Hà Nội

5.Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:  2416/ 2015/QĐ-XHNV- SĐH  ngày  13 tháng  10  năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn/ Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Gia hạn 01 lần

- Gia hạn: Từ tháng 16/10/2018- 16/4/2019

7. Tên đề tài luận án: Phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975

8. Chuyên ngành: Văn học Việt Nam                                                       9. Mã số: 60.22.01.21

10. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Thứ nhất: Luận án đưa ra một cách hình dung khái quát về những đặc điểm cơ bản, phổ quát của phương pháp luận mác xít trong cách tiếp nhận và định hướng tiếp nhận phương pháp đó ở lĩnh vực nghiên cứu phê bình Việt Nam giai đoạn 1945-1975

-Thứ hai: Luận án bằng những dẫn giải tư liệu đã vạch ra và kiến giải hành trình xuất hiện, xâm nhập và trở thành chính thống, chủ đạo của phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học.

-Thứ ba: Một hình dung về quá trình khẳng định sự hiện diện duy nhất và sự chi phối sâu sắc của phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 cũng đã được đưa ra. Theo đó, luận án tìm kiếm các cơ sở quan trọng trong đó nhấn mạnh đến bối cảnh lịch sử và ý thức hệ với sự chi phối của phương pháp luận mác xít trong phê bình và nghiên cứu Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và đưa ra những kiến giải khách quan về những đóng góp, ưu thế và cả những giới hạn của phương pháp luận này trong một thời đoạn lịch sử rất đặc biệt của đất nước.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Vận dụng trong nghiên cứu và giảng dạy văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có):

-Nghiên cứu sự tiếp nhập của phương pháp luận mác xít vào Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945.

- Nghiên cứu các khuynh hướng phê bình mác xít trong văn học miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955-1975.

-Nghiên cứu sự vận động của phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam từ thời điểm sau năm 1975 cho đến nay.

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án:

- Nguyễn Hữu Tiệp (2015), “Đỗ Đức Hiểu- nhà nghiên cứu “đánh thức” những âm vang của ngôn từ”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (242), tr.81-tr.85

-Nguyễn Hữu Tiệp (2015), “Vũ Như Tô- Bi kịch của sự tuyệt vọng hay bi kịch của cái cao cả ?”, Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, từ khởi nguồn Dục Tú- Đông Anh, Nxb. Văn học, tr. 84- tr.87

-Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Đỗ Đức Hiểu với hành trình Đổi mới phê bình văn học”, Việt Nam trong chuyển đổi các hướng tiếp cận liên ngành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.421- tr.434

- Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Mối quan hệ giữa văn học và chính trị dưới góc nhìn tư duy lí luận văn học sau đổi mới”,  Tạp chí Giáo dục và Xã hội (72), tr. 45- tr.50

-Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Ảnh hưởng tư tưởng từ Trung Quốc và Liên Xô tới hệ thống lí luận mác xít Việt Nam (1945-1975)”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (4), tr. 21- tr.25

- Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Lí luận văn học Việt Nam: thành tựu sau 30 năm Đổi mới (1986-2016)”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (73), tr.50- tr.54

- Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Tư tưởng phê bình ấn tượng đến phê bình mác xít trong quan điểm của Hoài Thanh”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (Số Đặc biệt), tr.15-tr.19

-Nguyễn Hữu Tiệp (2017), “Phương pháp luận mác xít trong nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (4), tr.72-tr.76

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   |