Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Hồng Khánh
Tên đề tài: Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Khánh                            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 25/01/1982                                                                        4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 899/QĐ-ĐT ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Xử lý không nhất quán trong tích hợp tri thức dựa trên logic.

8. Chuyên ngành: Hệ thống thông tin                                                      9. Mã số: 9480101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:   

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS. TS. Hà Quang Thuỵ, Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN

Cán bộ hướng dẫn phụ: PGS.TSKH. Nguyễn Anh Linh, Trường ĐH tổng hợp Vác-sa-va, Ba Lan

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:           

Luận án tham gia vào dòng nghiên cứu trên thế giới về xử lý không nhất quán dựa trên logic mô tả và logic khả năng theo cả hai tiếp cận dung thứ và loại bỏ không nhất quán. Luận án có các đóng góp chính sau đây:

Lựa chọn một dạng logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị dựa trên logic mô tả  ALC mở rộng; định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều dựa trên lớp logic mô tả para-nhất quán trên nền logic mô tả ALC mở rộng được lựa chọn; phát biểu và chứng minh tính chất bảo toàn và tính chất Hennessy-Milner đối với mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa; phát biểu bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị, đề nghị một thuật toán giải xấp xỉ bài toán học khái niệm trong logic mô tả para-nhất quán bốn giá trị và tiến hành thực nghiệm.

Lựa chọn một dạng logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa G'odel logic mô tả mờ theo ngữ nghĩa G'odel (một mở rộng mờ của logic mô tả ALC mở rộng với các đặc trưng được bổ sung giữa các vai trò nghịch đảo, định danh, các hạn chế về số lượng, vai trò phổ quát và khả năng phản xạ cục bộ của một vai trò); định nghĩa mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều đối với logic mô tả mờ được lựa chọn; định nghĩa và chứng minh tính bảo toàn và tính chất Hennessy-Milner đối với  mô phỏng hai chiều và tương tự hai chiều được định nghĩa.

Đề nghị một khung tích hợp các cơ sở tri thức khả năng dựa trên việc sử dụng độ không nhất quán như một thước đo cùng với thao tác cắt tỉa để xây dựng khung tranh luận cho tích hợp tri thức. Giới thiệu một tập hợp các định đề cần thiết, khảo sát và đánh giá các thuộc tính logic liên quan đối với khung tranh luận cho tích hợp tri thức.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Kết quả trong luận án có thể được ứng dụng vào xử lý không nhất quán trong các hệ thống quản lý tri thức chứa các yếu tố không nhất quán.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Trong thời gian tiếp theo, nghiên cứu sinh tiếp tục nghiên cứu giải quyết các hạn chế còn tồn tại của luận án, tập trung vào các nội dung nghiên cứu sau đây để hoàn thiện hơn các mô hinh, giải pháp xử lý không nhất quán dựa trên logic:

Thứ nhất, cần tiến hành triển khai hệ thống phần mềm minh họa đủ tốt cho các nghiên cứu lý thuyết của luận án. Nội dung nghiên cứu triển khai xây dựng các công cụ và phần mềm biểu diễn tri thức và lập luận liên quan tới không nhất quán trong một số luận án Tiến sỹ trên thế giới (đã được luận án khảo sát) cần được khảo sát kỹ lưỡng hơn, phân tích sâu sắc hơn nhằm học hỏi được để áp dụng.

Thứ hai, về mặt lý thuyết, cần có thêm các nghiên cứu công phu để phân tích sâu sắc hơn nữa về các mô phỏng hai chiều, tương tự hai chiều, tính chất Hennessy-Milner và các tính chất cốt lõi liên quan đối với các LGMT mở rộng. Các kết quả nghiên cứu L.A.Nguyen, A.R. Divroodi và cộng sự về mô phỏng hai chiều, tương tự hai chiều và học khái niệm trong các LGMT cần tiếp tục được phân tích sâu sắc hơn nhằm nâng cao kết quả của các công trình công bố của luận án.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Thi Hong Khanh Nguyen, Quang-Thuy Ha, Trong Hieu Tran. A Learning Method based on Bisimulation in the Inconsistent Knowledge Systems. ICARCV-2018 (Scopus, DBLP).

- Quang-Thuy Ha, Linh Anh Nguyen, Thi Hong Khanh Nguyen and Thanh-Luong Tran. Fuzzy Bisimulations in Fuzzy Description Logics under the Gödel Semantics. IJCRS 2018: 559-572 (Scopus, DBLP).

- Linh Anh Nguyen, Thi Hong Khanh Nguyen, Ngoc Thanh Nguyen, Quang-Thuy Ha. Bisimilarity for paraconsistent description logics. Journal of Intelligent and Fuzzy Systems 32(2): 1203-1215, 2017 (SCIE Journal).

- Thi Hong Khanh Nguyen, Trong Hieu Tran, Tran Van Nguyen, Thi Thanh Luu Le. Merging Possibilistic Belief Bases by Argumentation. ACIIDS 2017: 24-34 (Scopus, DBLP).

- Quoc Bao Vo, Trong Hieu Tran, Thi Hong Khanh Nguyen. On the Use of Surplus Division to Facilitate Efficient Negotiation in the Presence of Incomplete Information. KES 2016: 295-304 (Scopus, DBLP).

- Linh Anh Nguyen, Thi Hong Khanh Nguyen, Ngoc Thanh Nguyen, Quang-Thuy Ha. Bisimilarity for paraconsistent description logics. SMC 2016: 4694-4699 (Scopus, DBLP).

- Trong Hieu Tran, Quoc Bao Vo, Thi Hong Khanh Nguyen. On the Belief Merging by Negotiation. KES 2014: 147-155 (Scopus, DBLP).

 VNU Media - VNU - UET
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   |