Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Vũ Thị Phượng
Tên đề tài: Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Phượng                                         2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 09/10/1984                                                                        4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 5385/QĐ-ĐHQGHN, ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định thay đổi giáo viên hướng dẫn số 327/QĐ- KL ngày 21/06/2016 và Quyết định số 277/QĐ-KL ngày 1/3/2018 của Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN.

- Quyết định thay đổi tên đề tài luận án số 884/QĐ-KL ngày 14/12/2017 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

- Quyết định kéo dài thời gian học tập số 107/QĐ-ĐHQGHN ngày 14/1/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự Việt Nam

8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự                                   9. Mã số: 9380101.03

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Với hướng tiếp cận lấy quyền con người của trẻ em làm trung tâm, luận án là công trình đầu tiên ở cấp độ nghiên cứu chuyên sâu cả quyền con người của trẻ em là đối tượng tác động của tội phạm và quyền con người của trẻ em là chủ thể của tội phạm.

Luận án xây dựng cơ sở lý luận của việc bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự, trong đó các quyền con người cụ thể của trẻ em được bảo vệ thông qua các quy định của Bộ luật hình sự được nghiên cứu một cách có hệ thống từ chuẩn mực quốc tế đến sự tương thích của pháp luật hình sự Việt Nam trong lịch sử lập pháp, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng pháp luật, thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian 10 năm ở Việt Nam với sự khảo sát hơn 400 bản án thực tế xét xử đồng thời phân tích, chắt lọc các quy định của PLHS một số quốc gia có tính phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam, luận án đã đề xuất định hướng hoàn thiện một số quy định cụ thể của pháp luật về bảo vệ quyền con người của trẻ em và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Những phân tích, so sánh, đánh giá, kiến giải lập pháp và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền con người của trẻ em bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác lập pháp, công tác bảo vệ trẻ em hiện nay và trong thời gian tới.

Ngoài ra, với những tính mới và ý nghĩa lý luận, luận án còn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, học tập trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành tư pháp hình sự, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật và là tài liệu mang tính tra cứu cho các nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Vấn đề bảo vệ quyền con người của trẻ em tại các tổ chức phi chính phủ hoạt động vì trẻ em ở Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:

- Vũ Thị Phượng (2015), “Bộ luật hình sự Việt Nam và những quy định bảo vệ quyền của trẻ em”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (5), tr.43-46

- Vũ Thị Phượng (2017), “Bảo vệ trẻ em bằng pháp luật và sự chung tay của nhiều chủ thể”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (20), tr.48-54

- Vũ Thị Phượng (2018), “Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền an toàn tình dục của trẻ em và sự tương thích trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (15), tr.21-26

- Vũ Thị Phượng (2018), “Chuẩn mực quốc tế về bảo vệ quyền ưu tiên tư pháp của trẻ em phạm tội và tính tương thích trong BLHS năm 2015”, Tạp chí Khoa học kiểm sát (03), tr.28-37.

 VNU Media - Ban Đào tạo
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   |