Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Nguyễn Thị Như
Tên đề tài: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Như                            2. Giới tính: Nữ

2. Ngày sinh: 10/5/1977                                                             4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3684/2015/QĐ-XHNV do Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 31/12/2015; hình thức đào tạo: chính quy không tập trung.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 3091/ QĐ-XHNV về việc điều chỉnh đề tài luận án do Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ký ngày 25/10/2018.

7. Tên đề tài luận án: Chính sách đa văn hóa của Cộng hòa Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục

8. Chuyên ngành đào tạo: Đông Nam Á học                               9. Mã số: 62.31.06.10   

9. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  PGS. TS. Đỗ Thu Hà

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án là công trình khoa học đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu chính sách đa văn hóa của Singapore tập trung trong ba lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục theo các vấn đề trọng tâm như cơ sở lý luận và thực tiễn hình thành chính sách; nội dung (mục tiêu, nguyên tắc), quá trình triển khai của chính sách; kết quả và tác động, đặc trưng và mối liên hệ chính sách với đảng cầm quyền; đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng chính sách văn hóa ở lĩnh vực ngôn ngữ và giáo dục.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Là nghiên cứu hệ thống về chính sách đa văn hóa của Singapore trong lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và giáo dục, luận án là tài liệu tham khảo đối với các lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy Đông Nam Á học, quốc tế học và văn hóa học.

- Trong bối cảnh xung đột tộc người tiếp tục lan rộng ở các nơi trên thế giới, quan hệ giữa các tộc người cần phải được đặc biệt xem trọng vì hòa bình và ổn định, nghiên cứu chính sách đa văn hóa được Singapore thực hiện hiệu quả trong tiếp cận quản lý xã hội đa tộc người, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo đưa ra tham khảo hữu ích cho các quốc gia đa văn hóa.

- Thông qua việc hệ thống và phân tích các chính sách đa văn hóa của Singapore, chỉ ra sự nhất quán trong bản chất và nguyên tắc thực thi chính sách (thông qua đặc trưng của chính sách), tính thống nhất trong quản lý chính sách đa văn hóa, và mối liên hệ chặt chẽ của chính sách với hệ tư tưởng của đảng cầm quyền sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách văn hóa có thêm những gợi ý trong việc xây dựng, đổi mới, hoạch định chính sách văn hóa của Việt Nam; có thêm cơ sở, kinh nghiệm trong việc đưa ra những đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn của đất nước.

- Bên cạnh đó, tìm hiểu chính sách đa văn hóa của Singapore còn tăng cường mối quan hệ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam - Singapore nói riêng và Việt Nam với khu vực Đông Nam Á nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

- Chính sách đa văn hóa của Singapore trong tương lai

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp có liên quan đến chính sách đa văn hóa của Singapore.

- Mối quan hệ Singapore với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và mối quan hệ của Singapore với Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án

[1]. Nguyễn Thị Như (2015), “Đa văn hóa và chính sách giáo dục của Singapore”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (7), ISSN 0866 – 7314, tr.31-38.

[2]. Nguyen Thi Nhu (2015), “Breaking the Gate of Hanoi Experimental School and the Desire for an Open Education in Vietnam: Approaching from Educational Philosophy, Recent Trends in Business Management and Information Systems”, Vol.III, Academic Series, Institute of Management Techonology, Bloomsbury Publishing house, Singapore, pp. 124-137.

[3]. Nguyễn Thị Như (2017), “Chính sách Duy trì hài hòa tôn giáo ở Singapore”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Vùng ASEAN và Nam Á: Nơi giao hòa của văn hóa và tôn giáo ở Đông Nam Á” (The ASEAN Region and South Asia: A Melting Pot of Culture and Religion in Southeast Asia), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.

[4]. Nguyễn Thị Như (2017), “Hệ thống giáo dục - Nhân tố đứng sau sự thành công ở Singapore”, Kỷ yếu Hội thảo“Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đất nước hiện nay: Vấn đề và giải pháp”, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản - Hội đồng Lý luận Trung ương, tr. 437-446.

[5]. Nguyễn Thị Như (2018), “Đa dạng tôn giáo và chính sách tôn giáo của Singapore”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (2), ISSN 0866 - 7314, tr.40-48.

[6]. Nguyễn Thị Như (2018), “Chính sách đa văn hóa - từ kiến tạo đến thực hành”, Chuyên san Hồ sơ sự kiện, Tạp chí Cộng sản (371), tr.29-31.

[7]. Nguyễn Thị Như (2018), “Chính sách ngôn ngữ của Singapor”, Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào (8), ISSN 2354 - 1431, tr.29-35.

[8]. Nguyễn Thị Như (2018), “Singapore: Vai trò của giáo dục trong sự phát triển đất nước”, Tạp chí Cộng sản (910), ISSN-0866-7276, tr.107-111.

[9]. Nguyễn Thị Như (2018), “Nguồn lực ngôn ngữ trong sự phát triển của Singapore”, Tạp chí Cộng sản điện tử (12-9), ISSN-0866-7276.

[10]. Nguyễn Thị Như (2018), “Quản lý xung đột xã hội ở Singapore - Bài học tham khảo cho Việt Nam”,  Kỷ yếu Hội thảo “Quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong nền kinh tế thị trường hiện đại hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Văn phòng các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/16-20 - Hội đồng Khoa học Tạp chí Cộng sản, tr. 304-312

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   |