Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Huỳnh Thanh Loan
Tên đề tài: Vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc giai đoạn 1950-2014

Họ và tên nghiên cứu sinh: Huỳnh Thanh Loan                            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 02/7/1984                                                             4. Nơi sinh: Tp. Hồ Chí Minh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:3684/2015/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: không

7. Tên đề tài luận án: Vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc giai đoạn 1950-2014.

8. Chuyên ngành: Lịch sử thế giới                                              9. Mã số:  62 22 03 13

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Tiến Sâm, PGS.TS. Trần Thiện Thanh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Vấn đề biên giới Ấn - Trung là vấn đề do lịch sử để lại. Tuy nhiên, vấn đề biên giới Ấn - Trung còn là một vấn đề được tạo ra bởi một loạt những sự kiện diễn ra sau năm 1950 khi Trung Quốc tiến hành “giải phóng” Tây Tạng năm 1950-1951, khi Ấn Độ và Trung Quốc ký Hiệp định năm 1954 về Tây Tạng, và đặc biệt hơn sau là sau khi Ấn Độ quyết định cấp phép cho Đạt Lai Lạt Ma tị nạn tại Ấn Độ vào năm 1959. Nói cách khác, quyết định chính sách của các nhà lãnh đạo chính trị của Ấn Độ và Trung Quốc trong thời gian từ 1950-1959 đã góp phần tạo ra vấn đề biên giới Ấn - Trung và khiến nó đồng hành với quan hệ Ấn - Trung trong suốt lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước cho đến nay.

- Những sự kiện biên giới xảy ra giữa hai nước chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể xác định năm yếu tố cơ bản dẫn đến các quyết định chính sách biên giới của Ấn Độ và Trung Quốc. Năm yếu tố này là di sản lịch sử, tầm quan trọng địa-chiến lược của những khu vực tranh chấp, cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc nước lớn, và hai “cái gai” Tây Tạng và Pakistan. Tuy nhiên, những yếu tố này không tồn tại ở dạng ban đầu, mà đã có những thay đổi đáng kể về mức độ và tính chất trong suốt từng giai đoạn của quan hệ song phương Ấn - Trung.

- Biên giới Ấn - Trung vẫn chưa được giải quyết còn nằm ở chỗ, mặc dù cùng tiếp cận từ góc độ lịch sử, chính trị-chiến lược, nhưng trên bàn đàm phán hai nước lại nghiêng về góc độ này hay góc độ khác. Ở giai đoạn đầu, Ấn Độ thường có xu hướng đàm phán dựa trên các bằng chứng lịch sử và pháp lý, và giải quyết theo từng khu vực, trong khi Trung Quốc tiếp cận vấn đề biên giới từ góc độ chính trị và chiến lược với những đề nghị trao đổi. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau, Ấn Độ trở nên linh hoạt hơn trong đàm phán với Trung Quốc, cả hai nước nhấn mạnh đến ý chí chính trị là nền tảng chính trong các cuộc đàm phán.

- Trong suốt quá trình tranh chấp biên giới từ năm 1950-2014, biên giới Ấn - Trung trải qua ba giai đoạn cơ bản. Giai đoạn 1950-1962, mối quan hệ biên giới Ấn - Trung có thể miêu tả như một “quan hệ hữu nghị với những dấu vết rạn nứt”; giai đoạn 1963-1987, biên giới Ấn - Trung nằm trong vòng xoáy của mối quan hệ thù địch sau hậu chiến và từng bước đánh giá lại vấn đề biên giới; và giai đoạn từ 1989-2014, hai nước đã thiết lập các biện pháp ổn định khác nhau để xử lý các tranh chấp biên giới thông qua các cơ chế đàm phán, nhưng những cuộc đụng độ diễn ra song hành cùng với những cố gắng đầy thận trọng nhằm xử lý xung đột và xây dựng lòng tin; cùng với đó cũng là chủ nghĩa dân tộc nước lớn và sự cạnh tranh chiến lược càng được đẩy cao khi cả hai nước đều trỗi dậy, khắc sâu thêm sự mất lòng tin lẫn nhau.

- Khi tìm cách giải quyết tranh chấp biên giới, Ấn Độ đã cho thấy nhiều thiện chí hơn Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ qua các động thái của Thủ tướng Indira Gandhi (1969), Thủ tướng Rajiv Gandhi (1988), và Thủ tướng Vajpayee (2003). Thủ tướng Vajpayee đã tạo nên “bước đột phá” trong lịch sử đàm phán biên giới với Trung Quốc khi chấp nhận không cần phải giải quyết vấn đề biên giới như điều kiện tiên quyết; thay vào đó, phát triển các lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác khác, như lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, Gói trao đổi Đông - Tây là quan điểm nhất quán trong chính sách biên giới của Trung Quốc - một hình thức hợp tác tiềm năng có lợi cho Trung Quốc.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc.

- Gợi mở một số chính sách cho phía Việt Nam khi phát triển quan hệ với hai nước Ấn Độ và Trung Quốc.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Cạnh tranh chiến lược giữa Ấn Độ và Trung Quốc

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Tiếng Việt

Huỳnh Thanh Loan (2015), “Hoạt động của xã hội dân sự tại Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (10), tr. 10-17.

Huỳnh Thanh Loan (2016), “Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến chữ viết của người Chăm”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3), tr. 16-23.

Huỳnh Thanh Loan (2016), “Chính sách phân định biên giới của Đế quốc Anh ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (9), tr. 9-16.

Huỳnh Thanh Loan (2017), “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Từ tiếp xúc văn hóa cổ đại đến kết nối nhân dân ngày nay”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (2), tr. 1-10.

Huỳnh Thanh Loan (2017), “Chiến lược ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn Độ dưới thời Tổng thống Nadrenra Modi và thực tiễn tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Việt Nam - Ấn Độ: 45 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược, tháng 3/2017, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 257-266.

Huỳnh Thanh Loan (2017), “Chính sách cộng đồng người Ấn Độ ở nước ngoài và vai trò của cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: 45 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Thành tựu và Triển vọng, tháng 5/2017, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Hà Nội, tr. 327-358.

Huỳnh Thanh Loan (2017), “Nhân tố chủ nghĩa dân tộc trong vấn đề biên giới Ấn Độ - Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (8), tr. 9-16.

Huỳnh Thanh Loan (2017), “Nghệ thuật xây dựng hình ảnh quốc gia qua công cụ sức mạnh mềm của Ấn Độ”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Sức mạnh mềm Ấn Độ - Sức mạnh mềm Việt Nam trong bối cảnh khu vực hóa và toàn cầu hóa, tháng 12/2017, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 242-252.

Huỳnh Thanh Loan (2018), “Cách thức xây dựng hình ảnh quốc gia của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (3), tr. 57-63.

Huỳnh Thanh Loan (2018), “Đánh giá nỗ lực giải quyết tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc giai đoạn 1977-1987”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (5), tr. 24-31.

Tiếng Anh

Huynh Thanh Loan (2017), “Vienam's Foreign Policy: The Role of India in the South China Sea Issue”, International Conference Proceedings: South China Sea: Emerging Scenario, 24-26/7/2017, Sriventakeshwara University, Tirupati, India, pp. 99-109.

Huynh Thanh Loan (2017), “The Position of India in Vietnam's Foreign Policy”, International Conference Proceedings: Emerging Horizons in India - Vietnam Relations, 3-4/7/2017, Zakir Husain Delhi College, University of Delhi, New Delhi, pp. 8-27.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   |