Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Lê Thanh Hà
Tên đề tài: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thanh Hà                                 2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 19/08/1978                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2999/2013/QĐ-XHNV-SĐH, ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định số 244/QĐ-SĐH, ngày 13 tháng 03 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

- Gia hạn từ 1/1/2017 đến 30/11/2018 (23 tháng)

7. Tên luận án: Hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và phong cách giáo dục của cha mẹ.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học                                                     9. Mã số: 62 31 04 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc; PGS.TS. Trần Thu Hương

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận nghiên cứu về hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Trên cơ sở đó, luận án đã làm rõ hơn khái niệm hành vi bắt nạt, khái niệm phong cách, PCGD của cha mẹ cùng các hành vi của cha mẹ đối với con như hỗ trợ, kiểm soát tâm lý, kiểm soát hành vi.

- Dựa trên sự khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã lựa chọn, chuẩn hóa và áp dụng bộ công cụ đo lường hành vi bắt nạt, PCGD của cha mẹ và mối quan hệ giữa hai yếu tố này đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế công cụ đo lường đối với mẫu nghiên cứu.

- Luận án đã khảo sát, đánh giá thực trạng hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở và PCGD của cha mẹ. Kết quả cho thấy mức độ học sinh bị bắt nạt ở mức trung bình. Hình thức bắt nạt phổ biến là bắt nạt dùng lời nói, trong khi đó, các hình thức bắt nạt thể chất và bắt nạt bằng cách cô lập chiếm tỉ lệ thấp.

- Luận án đã chỉ ra được mối tương quan giữa mức độ cởi mở của cha mẹ trong giao tiếp với con và hành vi của trẻ. Mối quan hệ cha mẹ - con có tương quan nghịch với hành vi bị bắt nạt, hành vi bắt nạt bạn của con và tương quan thuận với hành vi ủng hộ xã hội của con.

- Kết quả cũng cho thấy cha mẹ kiểm soát hành vi có tương quan nghịch với hành vi bắt nạt và bị bắt nạt ở con. Mức độ cha mẹ kiểm soát tâm lý tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với mức độ con có hành vi ủng hộ xã hội.

- Đối với cha mẹ bỏ mặc/thờ ơ, việc kiểm soát tâm lý có tương quan thuận và rất mạnh với việc con trở thành nạn nhân của bắt nạt và tương quan này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy cao.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc xây dựng các chương trình phòng ngừa hiện tượng bắt nạt trong trường học dựa vào gia đình.

13. Khả năng nghiên cứu tiếp theo

Các nghiên cứu tiếp theo của luận án sẽ đánh giá chất lượng mối quan hệ giữa cha và mẹ, và cách thức cha, mẹ giao tiếp với con để từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò ảnh hưởng của cha, mẹ đến hành vi bắt nạt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Lê Thanh Hà (2014), “Bắt nạt học đường và hiệu quả của một số chương trình can thiệp”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia: Sức khỏe tâm thần trong trường học, NXB ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, tr.113-125

- Lê Thanh Hà (2018), “Bắt nạt học đường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia: Tâm lý học và Phát triển bền vững, NXB Hồng Đức, tr.398-406

- Lê Thanh Hà (2019), “Mối quan hệ giữa cha mẹ - con và hành vi bắt nạt của học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Tâm lý học xã hội (3), tr. 94-205

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   |