Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Trần Thị Hoàng Anh
Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm định ngữ hình dung từ trong tiếng Hán hiện đại (Đối chiếu với định ngữ tính từ trong tiếng Việt)

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Hoàng Anh                                  2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 15/10/1973                                                                        4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1437/QĐ-ĐHNN ngày 29/10/2012  

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định cho phép NCS gia hạn học tập số 677/QĐ-ĐHNN ngày 29/01/2016.

- Quyết định buộc thôi học và trả NCS về cơ sở chủ quản số 2336/QĐ-ĐHNN ngày 23/11/2017.

- Quyết định cho phép NCS trở lại đơn vị đào tạo để bảo vệ luận án tiến sĩ số 261/QĐ-ĐHNN ngày 09/01/2019.

- Quyết định cho phép NCS chỉnh sửa tên đề tài luận án tiến sĩ số 703/QĐ-ĐHNN ngày 20/3/2019.  

7. Tên đề tài luận án:

Tên đề tài luận án trước khi chỉnh sửa:

汉语形容语与越南语对/ ĐỐI CHIẾU ĐỊNH NGỮ HÌNH DUNG TỪ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI VÀ ĐỊNH NGỮ TÍNH TỪ TIẾNG VIỆT

Tên đề tài luận án sau khi chỉnh sửa:

汉语形容特点——越南形容语对/ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH NGỮ HÌNH DUNG TỪ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (ĐỐI CHIẾU VỚI ĐỊNH NGỮ TÍNH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)

Tên đề tài luận án chính thức:

汉语形容特点——越南形容语对/ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH NGỮ HÌNH DUNG TỪ TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (ĐỐI CHIẾU VỚI ĐỊNH NGỮ TÍNH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT)

8. Chuyên ngành: Ngôn ngữ Trung Quốc                                                9. Mã số: 9220234.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Khang

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đặc điểm của định ngữ hình dung từ tiếng Hán hiện đại (Đối chiếu với định ngữ tính từ tiếng Việt)”, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là  nghiên cứu văn bản, khảo sát, thống kê, phân tích và miêu tả để tiến hành nghiên cứu, khám phá, làm rõ đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của định ngữ hình dung từ tiếng Hán hiện đại. Trên cơ sở này, chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu với định ngữ tính từ tiếng Việt, tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa 2 ngôn ngữ.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Định ngữ hình dung từ tiếng Hán và định ngữ tính từ tiếng Việt có những điểm giống và khác nhau ở cả bình diện ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. Trong tiếng Việt, định ngữ tính từ và danh từ không có bất cứ trợ từ nào kết nối, nhưng trong tiếng Hán , trợ từ kết cấu chữ  ” như một phương tiện nối, lúc có lúc không. Bên cạnh đó còn có những điểm khác nhau về các biểu đạt và trật tự từ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, chúng tôi đã chỉ ra được điểm giống và khác nhau về cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng giữa định ngữ hình dung từ tiếng Hán và định ngữ tính từ tiếng Việt. Hy vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ được áp dụng vào công tác  dịch thuật và giảng dạy tiếng Hán. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Phạm vi của nghiên cứu này lấy định ngữ hình dung từ  trong tiếng Hán hiện đại làm đối tượng khảo sát, thông kê và phân tích chính, trên cơ sở đó tiến hành đối chiếu với các cách biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Vì vậy, có thể nói kết quả nghiên cứu của công trình mới chỉ phân tích được một cách toàn diện những đặc điểm của định ngữ hình dung từ trong tiếng Hán hiện đại qua nghiên cứu đối chiếu với tiếng Việt, chưa đi sâu phân tích hệ thống đặc điểm của định ngữ tính từ trong tiếng Việt trên cơ sở so sánh với định ngữ hình dung từ tiếng Hán, do đó có thể nói chưa thể phân tích một cách toàn diện và bình đẳng về sự giống và khác nhau hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Hán hiện đại và tiếng Việt. Trong nghiên cứu trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu song song cụm định ngữ hình dung từ giữa hai ngôn ngữ cũng như sẽ đi sâu phân tích, đối chiếu sự giống và khác nhau của mối quan hệ giữa danh từ trung tâm ngữ và cụm định ngữ hình dung từ giữa hai ngôn ngữ. Như vậy, sẽ làm rõ hơn được những quy luật ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa thể hiện qua tiếng Hán và tiếng Việt.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

(1) ThS. NCS. Trần Thị Hoàng Anh (2013), Đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của định ngữ tính từ chỉ màu sắc trong tiếng Hán hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 29, số 1S (2013) (ISSN 0866 – 8612): tr15 – tr19.

(2) ThS. NCS. Trần Thị Hoàng Anh (2015), 汉语和越南定中结构中的形容位置. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia 2015 “Giảng dạy và Nghiên cứu tiếng Trung Quốc tại Việt Nam: Thực trạng và hướng phát triển”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (ISBN: 978-604-62-4007-5):  tr46 – tr51.

 VNU Media - VNU - ULIS
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   |