Sau đại học
Trang chủ   >  Tin tức  >   Thông báo  >   Sau đại học
Thông tin LATS của NCS Phạm Đức Thư
Tên đề tài: Quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Đức Thư                             2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 18/03/1979                                                            4.  Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3216/2014/QĐ-XHNV-SĐH ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 1179/QĐ-XHNV, ngày 08/05/2019 về việc điều chỉnh đề tài luận án tiến sỹ của nghiên cứu sinh

7. Tên luận án: Quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay

8. Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS                                      9. Mã số: 62 22 03 02

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Thị Lan

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

Luận án đã đi sâu phân tích ba cơ sở lý luận quan trọng là: lý luận chung về quan hệ sở hữu và những vấn đề liên quan; quan điểm mác-xít và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; cơ cấu quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay và những nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của quan hệ sở hữu.

Luận án đã đi vào phân tích thực trạng quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra. Đối với phần thực trạng, luận án đã căn cứ vào 4 hình thức sở hữu gắn với 4 thành phần kinh tế tương ứng để tiến hành phân tích và đánh giá sự vận động của chúng. Trong quá trình phân tích, luận án đã chỉ ra những thành tựu, hạn chế đang tồn tại ở từng thành phần kinh tế gắn với từng hình thức sở hữu tương ứng.

Luận án đã nêu ra hai quan điểm cơ bản và 5 giải pháp để giải quyết vấn đề quan hệ sở hữu ở Việt Nam hiện nay.

12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:

Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy triết học, kinh tế chính trị học, quản lý kinh tế trong các trường đại học, học viện.

Kết quả luận án có thể làm tài liệu tham khảo góp phần cho các cơ quan hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề quan hệ sở hữu hiện nay.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Triết học xã hội

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

Phạm Đức Thư (2014), “Một vài suy nghĩ về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (211), tr. 45-48.

Phạm Hoàng Giang, Phạm Đức Thư (2017), “Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (1), tr. 14-20.

Phạm Đức Thư (2017), “Quá trình đổi mới quan niệm về chế độ sở hữu trong chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận (258), tr. 56-60.

Phạm Đức Thư  (2019), “Một số vấn đề lý luận về quan hệ sở hữu”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (8), tr. 252-256.

Phạm Đức Thư (2019), “Sở hữu tư nhân ở Việt Nam - thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và Xã hội (8), tr. 262-265.

 VNU Media - VNU - USSH
  In bài viết     Gửi cho bạn bè
  Từ khóa :
Thông tin liên quan
Trang: 1   | 2   | 3   | 4   | 5   | 6   | 7   | 8   | 9   | 10   | 11   | 12   | 13   | 14   | 15   | 16   | 17   | 18   | 19   | 20   | 21   | 22   | 23   | 24   | 25   | 26   | 27   | 28   | 29   | 30   | 31   | 32   | 33   | 34   | 35   | 36   | 37   | 38   | 39   | 40   | 41   | 42   | 43   | 44   | 45   | 46   | 47   | 48   | 49   | 50   | 51   | 52   | 53   | 54   | 55   | 56   | 57   | 58   | 59   | 60   | 61   | 62   | 63   | 64   | 65   | 66   | 67   | 68   | 69   | 70   | 71   | 72   | 73   | 74   | 75   | 76   | 77   | 78   | 79   | 80   | 81   | 82   | 83   | 84   | 85   | 86   | 87   | 88   | 89   | 90   | 91   | 92   | 93   | 94   | 95   | 96   | 97   | 98   | 99   | 100   | 101   | 102   | 103   | 104   | 105   | 106   | 107   | 108   | 109   | 110   | 111   | 112   | 113   | 114   | 115   | 116   | 117   | 118   | 119   | 120   | 121   | 122   | 123   | 124   | 125   | 126   | 127   | 128   | 129   | 130   | 131   | 132   | 133   | 134   | 135   | 136   | 137   | 138   | 139   | 140   | 141   | 142   | 143   | 144   | 145   | 146   | 147   | 148   | 149   | 150   | 151   | 152   | 153   | 154   | 155   | 156   | 157   | 158   | 159   | 160   | 161   | 162   | 163   | 164   | 165   | 166   | 167   | 168   | 169   | 170   | 171   | 172   | 173   | 174   | 175   | 176   | 177   | 178   | 179   | 180   | 181   | 182   | 183   | 184   | 185   | 186   | 187   | 188   | 189   | 190   | 191   | 192   | 193   |